Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lạng Giang: Đa dạng sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu

Cập nhật: 13:52 ngày 08/10/2021
(BGĐT) – Phát huy lợi thế của địa phương, huyện Lạng Giang chú trọng nâng cao chất lượng, đầu tư mẫu mã, bao bì sản phẩm nông nghiệp. Năm nay, huyện có 2 mặt hàng được công nhận sản phẩm nông nghiệp nông thôn (NNNT) tiêu biểu. Từ kết quả này, huyện tiếp tục nâng cao tiêu chí của các phẩm khác để tăng sức cạnh tranh, nâng giá trị.

Lần đầu tham gia bình chọn sản phẩm NNNT tiêu biểu của tỉnh, bưởi Quang Thịnh được đánh giá là mặt hàng có chất lượng, tiềm năng phát triển. Ông Ong Khắc Vui, Giám đốc HTX Cây ăn quả Quang Thịnh cho biết, đơn vị đặc biệt quan tâm chất lượng cũng như bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của quả bưởi. 

HTX tích cực kết nối các xã viên tổ chức, tham gia nhiều buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất áp dụng quy trình VietGAP; kiểm tra, ứng dụng zalo để thông tin tới các thành viên về thời vụ chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật theo quy trình, sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hiện HTX có hơn 200 xã viên với diện tích trồng bưởi gần 50 ha, trong đó có 20 ha được cấp chứng nhận VietGAP.

{keywords}

Các thành viên của HTX được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc bưởi Diễn áp dụng quy trình VietGAP.

Với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, năm 2020, HTX đã được cấp nhãn hiệu tập thể “Bưởi Quang Thịnh”. Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 4 nghìn tấn quả, mang lại doanh thu 2,5 tỷ đồng. “Đây là năm đầu tiên quả bưởi của HTX được tôn vinh sản phẩm NNNT tiêu biểu. Phát huy lợi thế này, HTX tiếp tục lựa chọn cây giống chất lượng cao để mở rộng diện tích, thường xuyên kiểm tra quy trình sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo uy tín và thị trường tiêu thụ”, ông Vui cho hay.

Ngoài bưởi Quang Thịnh, Lạng Giang có nhiều mặt hàng NNNT tiêu biểu cấp xã, huyện. Huyện xây dựng được 15 sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng cao, đây là những sản phẩm có khả phát triển tốt, có mẫu mã, kiểu dáng bao bì đẹp, chất lượng; thị trường tiêu thụ rộng; sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, lợi thế của địa phương và chấp hành tốt quy định về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, Lạng Giang đã có 2 nông sản NNNT tiêu biểu cấp tỉnh được tôn vinh trong tháng 10 này, bao gồm: Bưởi Quang Thịnh (HTX Cây ăn quả Quang Thịnh) và nấm rơm, nấm sò (Hội Sản xuất và tiêu thụ nấm Lạng Giang).

{keywords}

Thu hoạch nấm rơm.

Có sản phẩm được tôn vinh NNNT tiêu biểu cấp tỉnh đợt này, bà Lê Thị Ánh, Chủ tịch Hội sản xuất và tiêu thụ nấm huyện Lạng Giang, chia sẻ: “Để các sản phẩm nấm bảo đảm chất lượng tốt nhất, sản lượng ổn định, HTX đã đầu tư xây dựng hệ thống trồng nấm rơm trong nhà màng khép kín và yêu cầu các hộ cam kết cung cấp nấm thành phẩm bảo đảm chất lượng, không sử dụng thuốc bảo quản, trong quá trình trồng, chăm sóc đều sử dụng nguyên liệu, nước sạch và được tiêu trùng… Cùng với đó, trong các công đoạn thu hoạch, HTX tuân thủ nguyên tắc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện. Với các bước chuẩn bị chu đáo, năm nay, sản phẩm của HTX tiếp tục được công nhận sản phẩm NNNT tiêu biểu cấp tỉnh”.

{keywords}

Trồng rau sạch trong nhà lưới ở xã Quanh Thịnh.

Để đạt được kết quả trên, huyện Lạng Giang có nhiều cách hỗ trợ sản phẩm NNNT như: Đẩy mạnh cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng chất lượng và khả năng cạnh tranh. Hàng năm, từ nhiều nguồn vốn lồng ghép, các chương trình, đề án, các ngành của huyện tập trung hỗ trợ, xây dựng các sản phẩm này, nhất là dựa trên tiêu chí về sản phẩm OCOP.

Theo ông Nguyễn Văn Giang, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đến nay, Lạng Giang có 4 sản phẩm NNNT tiêu biểu được tôn vinh cấp tỉnh bao gồm các sản phẩm về nấm của Hội Sản xuất và tiêu thụ nấm Lạng Giang; Bưởi Quang Thịnh của HTX Cây ăn quả Quang Thịnh. Để giữ gìn chất lượng sản phẩm đã được chứng nhận và mở rộng xây dựng nhiều sản phẩm thế mạnh của địa phương, huyện tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ hoạt động sản xuất nông sản. Bên cạnh hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, hằng năm huyện quan tâm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có sản phẩm tham gia các hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường...

{keywords}

HTX Nông nghiệp Đại Lâm đưa giống nếp cái hoa vàng vào sản xuất đại trà, hướng tới sản phẩm NNNT tiêu biểu.

Được biết hiện nay, huyện Lạng Giang tập trung triển khai thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035. Trong đó có quy hoạch và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, hoàn thiện các tiêu chí sản phẩm NNNT tiêu biểu cấp tỉnh cho các sản phẩm đã được cấp chứng nhận VietGAP, OCOP 3 sao.

“Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tiếp tục tuyên truyền các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã có sản phẩm NNNT tiêu biểu của địa phương tích cực nâng cao chất lượng, mẫu mã, tem nhãn và bao bì. Đồng thời vận động, khuyến khích những đơn vị mới áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần đa dạng sản phẩm NNNT tiêu biểu, đặc trưng của địa phương”, ông Giang cho biết thêm.

Bài, ảnh: Minh Phúc

Bắc Giang hỗ trợ tài chính cho các hợp tác xã nông nghiệp
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang Lê Bá Thành, thời gian tới tỉnh Bắc Giang triển khai nhiều giải pháp củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn.
Lạng Giang: Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thường xuyên bị úng
(BGĐT) - Thời gian gần đây, khu sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao (CNC) của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Mỹ Thái, thôn Cả, xã Mỹ Thái, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) thường xuyên bị úng ngập sau mưa, gây thiệt hại hoa màu, cần được khắc phục.
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Có chạy theo phong trào?
(BGĐT) - Gần đây, Bắc Giang đã hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), tạo chuyển biến trong tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thu hút đầu tư và mức độ ứng dụng CNC còn hạn chế, đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...