Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xuất, nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc: Xóa “điểm nghẽn” khâu vận chuyển

Cập nhật: 16:26 ngày 28/10/2021
(BGĐT) - Hiện nay, hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa của doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Bắc Giang qua cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn với Trung Quốc gặp một số khó khăn. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo hỗ trợ, tháo gỡ “điểm nghẽn” trước mắt và lâu dài, tạo thuận lợi hơn cho DN.  

Hàng lưu kho, tăng chi phí đầu vào

Công ty TNHH Luxshare-ICT (KCN Vân Trung) có tổng giá trị nhập khẩu từ đầu năm đến nay đạt khoảng 500 triệu USD. Việc vận chuyển hàng của đơn vị từ Trung Quốc về Việt Nam chủ yếu bằng đường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Mỗi tháng, DN có từ 250-400 lượt xe chở hàng từ cửa khẩu Hữu Nghị về Bắc Giang và ngược lại. 

{keywords}

Khâu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu còn một số “điểm nghẽn” làm phát sinh chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hàng từ Bằng Tường-Trung Quốc sang bãi Xuân Cương- Hữu Nghị mất 3-4 ngày, lượng xe đông, hay xảy ra tắc đường, ảnh hưởng tiến độ thực hiện đơn hàng của DN. Ngoài ra, do tác động của dịch, Công ty phải mất phí kiểm dịch cho lái xe, thuê lái xe lấy hàng trên cửa khẩu khiến chi phí vận tải tăng cao.

Khoảng một tháng qua, Công ty TNHH Italisa Việt Nam (KCN Song Khê-Nội Hoàng) nhập hàng từ Trung Quốc về đến Việt Nam mất khoảng một tuần. Nếu lô hàng sang đến bãi xe của Việt Nam vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy sẽ phải chờ đến ngày thứ Hai tuần tiếp theo mới có thể kiểm hóa được, kéo dài so với trước, ảnh hưởng đến hoạt động của DN. 

Đại diện Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam (KCN Quang Châu) phản ánh, do chủ yếu vận chuyển hàng bằng đường bộ nên chi phí cao hơn đường biển. Vào dịp cao điểm XNK tại cửa khẩu Hữu Nghị, khi làm các thủ tục thông quan thường mất nhiều thời gian. DN đề xuất cơ quan chức năng tháo gỡ, tạo điều kiện cho DN vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.

Những vướng mắc nêu trên là thực trạng chung các DN của tỉnh gặp phải khi vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Trước thực tế này, UBND tỉnh thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho DN vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu qua các cửa khẩu tại tỉnh Lạng Sơn. Tổ công tác do Sở Công Thương chủ trì đã làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan. Kết quả cho thấy, thời gian thông quan qua các cửa khẩu của Việt Nam đều như nhau, trung bình khoảng 1,5 ngày, như vậy DN không gặp khó khăn khi thông quan tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, tại các cửa khẩu phía Trung Quốc có thời gian thông quan khác nhau, riêng cửa khẩu Hữu Nghị lâu nhất 4 ngày. Mặt khác, hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam chủ yếu qua cửa khẩu Hữu Nghị dẫn đến phía Trung Quốc không xử lý kịp cho hàng thông quan ở một số thời điểm. Cùng đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hàng lưu kho, di chuyển chậm, dồn ứ ở cửa khẩu.

Đề xuất xây dựng ga đường sắt liên vận quốc tế

Theo thống kê của Sở Công Thương, 9 tháng năm nay, tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của các DN trên địa bàn Bắc Giang với Trung Quốc khoảng 50 nghìn tấn; nhập khẩu khoảng 663 nghìn tấn. Hàng từ Trung Quốc về Bắc Giang và ngược lại hiện được vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, hàng không và đường sắt. Trong đó, phương thức được DN lựa chọn nhiều nhất là đường biển và bộ. Hiện có 4 DN xuất khẩu và 2 DN nhập khẩu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ Trung Quốc về Bắc Giang qua cửa khẩu Hữu Nghị. 

{keywords}

Lực lượng chức năng kiểm tra thân nhiệt lái xe khi ra, vào khu vực Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: TTXVN

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Các DN của tỉnh vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ Trung Quốc về Bắc Giang qua Lạng Sơn chỉ có thể lựa chọn cảng đích tại Ga quốc tế Đồng Đăng hoặc Ga quốc tế Yên Viên (Hà Nội) mà không được dừng đỗ ở Bắc Giang. Bởi lẽ, 4 ga đường sắt thuộc Bắc Giang đều không phải ga liên vận quốc tế và trên địa bàn tỉnh chưa có cảng cạn. Vì vậy, DN gặp khó khi chọn sử dụng đường sắt”.

Theo ông Tấn, để hỗ trợ DN về XNK hàng hóa với Trung Quốc, trước mắt, Sở đề nghị UBND tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh tiếp tục tổ chức phân luồng phương tiện; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng bến bãi, bảo đảm an ninh trật tự khu vực cửa khẩu... nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục, giảm thời gian thông quan, chi phí cho DN.

Với vận chuyển hàng hóa từ Ga Trung Quốc về Ga quốc tế Đồng Đăng để làm các thủ tục hải quan và nhận hàng, DN có thể mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý các KCN Bắc Giang. Đối với một số lô hàng nhập khẩu chưa yêu cầu thời gian gấp, DN có thể đề xuất Chi cục kiểm hoá hộ tại cửa khẩu theo quy định.

Về lâu dài, tại cuộc làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Bắc Giang với Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ngày 23/10 vừa qua, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh thông tin, nhu cầu vận chuyển hàng hóa của DN qua đường sắt rất lớn. Để giảm tải áp lực giao thông cho đường bộ, đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác đường sắt, giảm thời gian, chi phí vận chuyển hàng hóa cho DN, Bắc Giang đề nghị Bộ Giao thông-Vận tải (GTVT) xem xét, bổ sung ga liên vận quốc tế tại tỉnh.

Theo đó, xây dựng Ga đường sắt tổng hợp mới thay thế Ga Bắc Giang; nâng cấp, mở rộng Ga Sen Hồ phục vụ hàng hóa, hành khách (đặc biệt vai trò ga đầu mối của các KCN) tại thị trấn Nếnh (Việt Yên)… Đồng thời xây dựng một số cảng cạn.

Bắc Giang cũng đề nghị Bộ Công Thương cho phép thành lập Phòng Quản lý XNK khu vực Bắc Giang với chức năng, nhiệm vụ giúp Cục XNK cấp các loại giấy chứng nhận theo ủy quyền của Bộ Công Thương. Đi đôi với giải pháp trên, tỉnh chỉ đạo sớm hoàn thiện dự án logistics, giải quyết khó khăn về xuất khẩu của DN trong các khu, cụm công nghiệp của Bắc Giang và các tỉnh, thành lân cận.

Bài, ảnh: Trịnh Lan

Kim ngạch xuất khẩu đạt 11,5 tỷ USD, Bắc Giang đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước
(BGĐT) - Thông tin từ Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Giang trong tháng 10 ước đạt khoảng 1,5 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với tháng 5 và tháng 6 khi tỉnh đang là tâm dịch của cả nước. Cộng dồn 10 tháng ước đạt 11,5 tỷ USD, bằng 102,7% so cả năm 2020.
Bắc Giang có 9 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín
(BGĐT)- Bộ Công Thương vừa công bố danh sách 315 doanh nghiệp (DN) trong cả nước đạt DN xuất khẩu uy tín năm 2020.
Doanh nghiệp xuất khẩu: Tăng tốc sản xuất, bảo đảm an toàn phòng dịch
(BGĐT) - Nhờ thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa chống dịch, vừa sản xuất, tháng 7/2021, giá trị kim ngạch xuất khẩu (XK) của tỉnh Bắc Giang ước đạt 885 triệu USD, tăng 79,8% so với tháng trước; cộng dồn 7 tháng ước đạt hơn 7,2 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm trước. Với những tín hiệu khả quan, dự kiến từ nay đến cuối năm kim ngạch XK của tỉnh tiếp tục đạt kết cao.
Bắc Giang: Xuất khẩu 3 tấn mỳ Chũ sang Đài Loan
(BGĐT) - Thông tin từ Hợp tác xã (HTX) Sản xuất kinh doanh tiêu thụ mỳ Trại Lâm xã Nam Dương, thôn Trại Lâm, xã Nam Dương (Lục Ngạn), đơn vị vừa ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương Mại Hoằng Đằng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh xuất khẩu 3 tấn mỳ Chũ sang Đài Loan.
Xuất khẩu lô giấm tỏi Kim Ngân đầu tiên sang châu Âu
(BGĐT) - Ngày 25/7, sản phẩm tỏi ngâm giấm ớt của Công ty TNHH Thương mại Ngân Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã xuất khẩu lô đầu tiên sang Cộng hòa Séc. Qua đó giúp Công ty đa dạng sản phẩm, từng bước mở rộng thị trường. 
Xuất khẩu phục hồi giúp nhiều doanh nghiệp lãi lớn
Trong khi một số doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng vì giá cước tàu biển tăng, các đơn vị có thị phần cao thắng lớn nhờ xuất khẩu phục hồi.
 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...