Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Đa dạng "kênh" tiếp nhận thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp

Cập nhật: 08:33 ngày 10/11/2021
(BGĐT) - Nhằm tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện đa dạng các “kênh” tiếp cận thông tin, kịp thời hỗ trợ, xử lý những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp (DN). Qua đây giúp nhà đầu tư, DN đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả; nâng cao chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI). 

Ứng dụng công nghệ để tiếp nhận, xử lý thông tin

Thời gian qua, Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành công khai nhiều nhóm zalo, đường dây nóng, thủ tục hành chính (TTHC) để tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của DN, nhà đầu tư. Tỉnh thành lập các ban chỉ đạo (BCĐ) hỗ trợ DN. 

{keywords}

Cán bộ Sở KH&ĐT hướng dẫn DN nộp hồ sơ trực tuyến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương, Phó trưởng BCĐ hỗ trợ DN phát triển sản xuất và phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 trên địa bàn tỉnh cho biết, tháng 6/2021, UBND tỉnh thành lập BCĐ và các tổ giúp việc. Sau mỗi giai đoạn dịch thay đổi, tỉnh đã kiện toàn thành phần, tên BCĐ phù hợp với tình hình mới. Để hoạt động hiệu quả, BCĐ và các tổ thành lập nhóm zalo, công khai số điện thoại đường dây nóng. 

Thông qua hình thức này, BCĐ và Tổ giúp việc tiếp nhận nhiều ý kiến, kiến nghị thuộc những nội dung về: Lao động - việc làm, sản xuất, PCD, xuất khẩu hàng hóa… Hầu hết nội dung phản ánh từ phía DN được tháo gỡ ngay. Ví như, qua nhóm zalo của BCĐ, tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Văn Khoa, Trưởng Phòng Hành chính Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Fousine Việt Nam, KCN Quang Châu (Việt Yên) phản ánh việc tồn đọng hơn 5 triệu sản phẩm do không xuất khẩu được hàng qua cảng biển. 

Ngay khi tiếp nhận thông tin, BCĐ báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời Chi cục Hải quan Quản lý các KCN tỉnh bố trí cán bộ làm việc 24/7, giải quyết kịp thời TTHC giúp DN lưu thông hàng hóa nhanh nhất có thể.

Tương tự, Tổ công tác tiếp nhận và xử lý thông tin, phản ánh của DN, nhà đầu tư của tỉnh hoạt động hiệu quả do xây dựng được nhiều “kênh” tiếp nhận ý kiến, xử lý linh hoạt. Trong đó, nhóm zalo “Lắng nghe DN” và phần mềm “BacGiangTCT” thu hút hơn 1 nghìn DN, nhà đầu tư tham gia trao đổi, phản ánh thông tin. 

Từ tháng 5 đến nay, Tổ tiếp nhận hàng trăm thông tin phản ánh, chủ yếu về: Ảnh hưởng từ dịch Covid-19, giải phóng mặt bằng, cấp phép đầu tư kinh doanh, môi trường… Đa số ý kiến liên quan tới các quy định của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất, kinh doanh được Tổ công tác trả lời trực tiếp.

Song song với đó, tỉnh chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh cải cách TTHC thuộc các lĩnh vực như: Đăng ký đầu tư, kinh doanh; cấp, đổi giấy chứng nhận đầu tư; tờ khai xuất nhập khẩu… Một số sở đã thực hiện theo quy trình “5 tại chỗ” (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu, trả kết quả); cắt giảm tối đa 80% thời gian giải quyết. 

Vì vậy, hồ sơ của DN được tiếp nhận, giải quyết kịp thời. Chị Lương Thị Kim Oanh, nhân viên kế toán, Công ty cổ phần Xây dựng 179 (Lạng Giang) cho biết: “Làm việc tại DN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, tôi thường xuyên nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng ở bộ phận một cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT). Hiện hồ sơ nộp qua mạng, thời gian giải quyết rút ngắn hơn, thái độ làm việc của cán bộ tiếp nhận hòa nhã, tôi rất hài lòng”.

Góp phần nâng điểm năng lực cạnh tranh

Những tháng đầu năm 2021, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 song tỉnh vẫn có nhiều DN mới thành lập; tính riêng trong tháng 10, Bắc Giang thu hút tổng vốn đầu tư đạt 22,5 triệu USD. Theo ông Đồng Anh Quân, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Phát triển DN (Sở KH&ĐT), mặc dù việc xúc tiến đầu tư, hỗ trợ DN qua các hình thức mang lại hiệu quả cao nhưng cũng có nhiều DN chưa tích cực tham gia các nhóm zalo, phần mềm ứng dụng chung để phản ánh, trao đổi thông tin với cấp quản lý. 

Nguyên nhân là do một số DN còn e ngại, chưa thực sự cởi mở. Nhiều DN nhỏ khả năng ứng dụng CNTT hạn chế. Bên cạnh đó, còn có ý kiến phản ánh của DN chưa được cơ quan chức năng giải quyết triệt để hoặc còn chậm.

Để khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường trao đổi với DN bằng các “kênh” tiếp nhận khác nhau, tổ chức đối thoại với DN, hợp tác xã để kịp thời tháo gỡ khó khăn, làm tốt hơn công tác cải cách TTHC. 

Mới đây, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác trực tiếp tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ DN Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên tỉnh thành lập tổ xúc tiến và hỗ trợ đầu tư cho DN nước này. Khi hoạt động, Tổ có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, phương hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư đối với DN Nhật Bản.

{keywords}

UBND tỉnh vừa thành lập Tổ công tác trực tiếp tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ DN Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên tỉnh thành lập tổ xúc tiến và hỗ trợ đầu tư cho DN nước này. Tổ có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về cơ chế, chính sách, phương hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư cho DN Nhật Bản".

Ông Đồng Anh Quân, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Phát triển DN.

Lãnh đạo tỉnh thường xuyên tổ chức các buổi tiếp xúc, đối thoại với DN để nắm bắt, chia sẻ và giải quyết khó khăn. Vừa qua, Thường trực Tỉnh ủy còn tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với DN, doanh nhân. Nhiều doanh nhân đã bày tỏ nguyện vọng, có những ý kiến xác đáng, liên quan đến tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của DN và sự phát triển KT-XH của tỉnh. Qua đây, lãnh đạo tỉnh, các ngành liên quan tiếp tục có những chỉ đạo, định hướng và thực hiện phù hợp, hiệu quả hơn.

Các sở, ban, ngành, địa phương cũng có cách làm riêng. Điển hình như Sở KH&ĐT thành lập nhóm zalo trợ giúp DN, HTX tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh việc thông tin những chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án có liên quan của tỉnh thì đây còn là “kênh” tiếp nhận phản hồi tâm tư, nguyện vọng từ DN. Từ tháng 5 đến nay, đơn vị tiếp nhận, giải đáp hàng trăm ý kiến liên quan tới thủ tục, môi trường đầu tư kinh doanh.

Sở cũng đẩy mạnh hỗ trợ chuyển đổi số trong DN; tổ chức cuộc thi sáng kiến, tìm hiểu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm phấn đấu đạt mục tiêu chỉ số PCI năm 2021 của tỉnh đạt 66,33 điểm, tăng 2,35 điểm so với năm trước theo kế hoạch đã đề ra.

Bài, ảnh: Hoàng Phương

Bắc Giang quyết liệt cải thiện năng lực cạnh tranh
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, các đơn vị, địa phương đã có nhiều cách làm hay, tích cực để cải thiện chỉ số năng lực cạnh cấp sở, ban, ngành và huyện, TP (gọi tắt là DDCI). Qua đây nhằm thực hiện đồng bộ giải pháp tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). 
Sở Tài nguyên và Môi trường: Bồi dưỡng kiến thức nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành
(BGĐT) - Với quyết tâm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành (DDCI) năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị nâng cao chỉ số DDCI cho cán bộ, công chức, viên chức.
Nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: Quyết liệt, rõ trách nhiệm
(BGĐT) - Năm 2019, chỉ số PCI của tỉnh Bắc Giang chỉ đứng thứ 40/63 tỉnh, TP, giảm 4 bậc so với năm 2018 và 10 bậc so với năm 2017. Trước thực trạng đó, năm nay, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan, các huyện, TP có giải pháp để tăng điểm các chỉ số thành phần như chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian… Qua đó từng bước cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) phát triển. 
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...