Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Tăng giá trị rừng kinh tế

Cập nhật: 16:00 ngày 04/12/2021
(BGĐT) - Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 song năm 2021 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành lâm nghiệp. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt gần 960 nghìn m3, tiệm cận mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đề ra đến năm 2025. Có được kết quả này, cùng với các chính sách hỗ trợ, người trồng rừng đã biết đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế rừng.

Chú trọng chất lượng giống, thâm canh rừng

Cách đây hơn 10 năm, anh Lư Vinh Kím, dân tộc Tày ở thôn Luồng, xã Tân Lập (Lục Ngạn) bắt đầu trồng rừng kinh tế trên diện tích hơn 1 ha đất lâm nghiệp của gia đình. Do lựa chọn giống bạch đàn kém, năng suất thấp, thời gian sinh trưởng kéo dài, thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên sau chu kỳ 5 năm, gia đình chỉ thu về gần 100 triệu đồng. Năm 2014, được cán bộ kiểm lâm địa bàn hướng dẫn, anh chuyển sang trồng bạch đàn giống mới trên diện tích vừa thu hoạch.

{keywords}

Rừng kinh tế tại xã Đông Hưng (Lục Nam).

Cùng với đưa giống mới vào trồng, trung bình mỗi chu kỳ gia đình anh Kím đầu tư hơn 30 triệu đồng để chăm sóc. Cách đây gần một tháng, gia đình anh thu hoạch 2 ha bạch đàn 4 năm tuổi, thu về gần 400 triệu đồng. Có tiền từ trồng rừng kinh tế, năm 2019, anh Kím đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền chế biến gỗ, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương. “Vài năm trước thôi, đến Tân Lập mọi người dễ dàng bắt gặp hình ảnh những khu rừng bạch đàn, keo vàng úa, còi cọc, nhiều diện tích vẫn là nương rẫy. Ấy vậy mà giờ đây các khu rừng đều xanh mướt, không ai nghĩ đến việc bán đất rừng nữa. Cũng nhờ rừng, nhiều hộ đã thoát nghèo”, anh Lư Vinh Kím bộc bạch.

Phát huy lợi thế về rừng, những năm gần đây, trung bình mỗi năm toàn tỉnh trồng mới từ 7-9 nghìn ha rừng và luôn hoàn thành vượt mức. Ví như tính đến hết tháng 11 năm nay, các địa phương đã trồng hơn 9 nghìn ha rừng trồng tập trung, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 125% kế hoạch năm 2021. Cùng với tăng về diện tích, chất lượng rừng trồng cũng được các địa phương, chủ rừng quan tâm.

Ở huyện Lục Nam, bằng nguồn vốn tự có, năm nay các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng mới 1,6 nghìn ha rừng sản xuất, đạt 160% kế hoạch đề ra. Các diện tích rừng trồng đều tập trung vào các giống mới được sản xuất bằng hình thức cấy mô như: Keo BV10, AH1, DL2; bạch đàn UP3229… 

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, 11 tháng năm nay, toàn tỉnh trồng được hơn 9 nghìn ha rừng trồng tập trung, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 125% kế hoạch năm 2021. Cùng đó khai thác hơn 951,38 nghìn m3 gỗ rừng trồng các loại, tăng 231 nghìn m3 so với kế hoạch cả năm, tiệm cận mục tiêu 1 triệu m3/năm vào năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.

Anh Nguyễn Văn Tuấn, chủ rừng ở thôn Cai Vàng, xã Đông Hưng chia sẻ: “Cách đây 5 năm, tôi cùng một số người bạn mua 500 ha rừng tại thôn Cai Vàng rồi đầu tư làm 20 km đường bê tông, 80 km đường dẫn. Để nâng cao năng suất, chúng tôi lựa chọn giống Cự vĩ DH 32-29 để trồng, dùng phân bón nhập khẩu của Đức để chăm sóc cây. Đến nay một số diện tích đã cho thu lãi . Tới đây khi diện tích cho thu hoạch ổn định, chúng tôi sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh tại Bắc Giang”.

Thu hút đầu tư, liên kết sản xuất

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh khai thác hơn 951 nghìn m3 gỗ rừng trồng các loại, tăng 231 nghìn m3 so với kế hoạch cả năm, tiệm cận mục tiêu 1 triệu m3 vào năm 2025 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra. Có được kết quả này là do những năm gần đây cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương quan tâm lựa chọn, định hướng cho người trồng rừng những giống cây mới, năng suất, chất lượng cao hơn; người trồng rừng đã thấy được tiềm năng kinh tế rừng nên quan tâm đầu tư, chăm sóc, lựa chọn giống cây phù hợp đưa vào trồng. Cùng với đó, tùy vào điều kiện, tỉnh, các địa phương quan tâm hỗ trợ, "kích cầu" để người dân bám rừng.

Khảo sát tại huyện Sơn Động, ngay đầu nhiệm kỳ này, Huyện ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển rừng, nâng giá trị kinh tế rừng, phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 30% diện tích rừng trồng chuyển sang rừng gỗ lớn. Để người dân yên tâm giữ rừng gỗ lớn, cùng với phối hợp mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC, UBND huyện mời gọi các doanh nghiệp, cam kết thu mua với giá cao hơn 10-15% so với giá thị trường nếu người dân trồng rừng gỗ lớn.

Tương tự, thực hiện Đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ người Kinh nghèo sống ở vùng khó khăn tự nguyện trồng rừng thay thế nương rẫy, từ năm 2014 đến nay, huyện Lục Ngạn có 13.104 hộ được hỗ trợ hơn 6,4 nghìn tấn gạo để trồng gần 13 nghìn ha rừng.

Mặc dù đóng góp tích cực vào phát triển chung của ngành nông nghiệp, năng suất rừng trồng tăng hằng năm, hiện đạt 145-160 m3/ha, nếu chăm sóc tốt đạt 180-200 m3/ha (chu kỳ 5 năm) song qua đánh giá, kinh tế rừng của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều diện tích rừng manh mún, nhỏ lẻ nên khi triển khai các chương trình hỗ trợ khó thực hiện, chưa phát huy được tính sản xuất hàng hóa. Tại một số địa phương, tình trạng phát, phá rừng vẫn xảy ra. 

Ông Hà Minh Quý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Để tạo đột phá trong kinh tế rừng, cùng với thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, Sở đề nghị cơ quan chuyên môn kiểm soát chặt chẽ giống cây lâm nghiệp, không để giống kém chất lượng đến tay người trồng rừng; khuyến khích người dân liên kết trồng rừng để tạo vùng nguyên liệu tập trung cho công nghệ chế biến. Sở đã gửi thư mời đầu tư cơ sở chế biến gỗ tinh đến 4 doanh nghiệp lớn. Nếu mời gọi thành công, giá trị từ kinh tế rừng sẽ tăng”.

Bài, ảnh: Sỹ Quyết
Công nghệ sản xuất giống nâng giá trị rừng kinh tế
(BGĐT) - Khai thác lợi thế về kinh tế rừng, những năm gần đây tỉnh Bắc Giang có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức triển khai dự án, đề tài ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất giống cây lâm nghiệp. Có giống tốt, chất lượng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu nhập của người trồng rừng tăng. 
UBND xã Lục Sơn giao thầu đất rừng không đúng dẫn đến khiếu kiện
(BGĐT)- Gần đây, Báo Bắc Giang nhận được đơn của bà Triệu Thị Tuyên, thôn Vua Bà, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) phản ánh UBND xã Lục Sơn (cùng huyện) đã giao thầu phần diện tích đất rừng của gia đình bà cho người khác dẫn đến tranh chấp, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, quản lý rừng, bị kẻ xấu chặt phá, gây thiệt hại cho người dân.
Tăng nguồn lực, cấp bách phòng, chống cháy rừng
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn biến phức tạp. Số vụ cháy và diện tích rừng thiệt hại đều tăng đòi hỏi ngành chức năng, chính quyền các địa phương và chủ rừng cần có biện pháp cấp bách để phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), nhất là mùa khô đang đến gần.
Bám địa bàn, giữ màu xanh cho rừng
(BGĐT) - Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng trên địa bàn, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tích cực triển khai các biện pháp bảo vệ, phát triển rừng, trở thành điểm sáng về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...