Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang không vận chuyển đất san lấp mặt bằng ra ngoài phạm vi dự án

Cập nhật: 16:30 ngày 20/12/2021
(BGĐT) - Gần đây có một số trang thông tin phản ánh Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) được cấp phép khai thác quặng Barit hầm lò tại mỏ Barit Lăng Cao, xã Cao Xá, huyện Tân Yên nhưng lại đào núi đem đất đi bán. Trước thông tin trên, phóng viên Báo Bắc Giang đã tìm hiểu để làm rõ vụ việc.
{keywords}

Phần đất san gạt của Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang được đổ xuống hố sâu trong khu vực dự án.

Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác quặng Barit tại khu vực núi Lăng Cao (gồm núi Am, núi Cả), xã Cao Xá bằng phương pháp hầm lò với diện tích 2,6 ha. Trong đó núi Am là 1,1 ha, núi Cả 1,5 ha với thời gian khai thác 24 năm. Công ty tổ chức khai thác theo phương pháp hầm lò.

Sau khi được chấp thuận đề nghị giãn tiến độ đầu tư dự án “Khai thác hầm mỏ Barit Lăng Cao” tại Quyết định số 141/QĐ-KHĐT ngày 23/6/2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang có đơn đề nghị cho phép san gạt mặt bằng, hạ cốt nền để xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ dự án theo giấy phép đầu tư. Theo đó, Công ty dự kiến bố trí các hạng mục phục vụ hoạt động khai thác như: Khu vực phơi quặng, bãi tập kết quặng, khu sơ tuyển và công trình bảo vệ môi trường.

Cũng trong năm 2016, UBND tỉnh có văn bản cho phép Công ty vận chuyển đất dư thừa trong quá trình san gạt, hạ cốt nền để xây dựng các công trình phục vụ khai thác tại khu vực mỏ trên diện tích gần 19,7 nghìn m2 thuộc địa phận núi Am. Cốt độ cao kết thúc san gạt là +18, cao hơn nền đường bê tông từ đường tỉnh 298 vào khu vực mỏ là 3m, khối lượng đất dư thừa được phép vận chuyển đi 72.980 m3, thời hạn đến tháng 11/2017.

Ngày 26/4/2018, UBND tỉnh có công văn về việc gia hạn cho phép Công ty vận chuyển đất trong quá trình san gạt, hạ cốt nền xây dựng các công trình tại mỏ đến hết tháng 11/2018, sau thời điểm trên sẽ không gia hạn tiếp nên việc vận chuyển đất đã ngừng từ tháng 12/2018.

Ông Hà Văn Hòe, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “Quá trình thi công trước đây để tạo mặt bằng chưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật nên tháng 11/2021 vừa qua, Công ty đã lập phương án và ký hợp đồng thuê đơn vị thi công cải tạo mặt bằng thuộc hạng mục phụ trợ phục vụ dự án theo hình thức bốc xúc vận chuyển san gạt tại chỗ, lấy đất chỗ cao bù vào chỗ thấp tại khu vực núi Am. Công ty không vận chuyển đất ra ngoài ranh giới khu vực núi này. Mặt bằng thi công bao gồm một phần nằm trong diện tích khai thác lộ thiên trước đây và một phần thuộc diện tích đã khai thác tạo mặt bằng công nghiệp để xây dựng công trình phụ trợ”.

Để làm rõ sự việc trên, phóng viên đã tìm hiểu thực tế tại hiện trường. Trên khu vực núi Am, phần đất do Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang thực hiện dự án chỉ có khoảng 200-300 m2 đã thực hiện san gạt. Phần đất san gạt được đổ lấp tại chỗ vào một vài hố sâu ngay sát cạnh rộng chừng vài trăm m2.

Theo đại diện lãnh đạo doanh nghiệp này thì lượng đất đã đổ xuống ao khoảng 1,8 nghìn m3 đất. Đi một vòng quanh khu vực dự án, cơ bản các mỏm đất đều là ghềnh đá trơ trọi lâu ngày, trong đó có nhiều điểm đã mọc rong rêu, không có vết máy xúc mới. Các tảng ghềnh cứng này chỉ có thể dùng mìn để nổ; máy xúc công suất lớn mới có thể vận chuyển đất ra bên ngoài.

Được biết, nhiều tháng qua, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và máy xúc bị hỏng nên Công ty dừng hoạt động khai thác quặng, không cho bất cứ doanh nghiệp nào thuê mặt bằng, khai thác đất mà chỉ có hai đơn vị, doanh nghiệp có văn bản đề nghị cho xe chở đất chạy qua khu vực mỏ do Công ty quản lý. Vì vậy đã khiến nhiều người cho rằng đó là phương tiện của Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang đang vận chuyển đất.

{keywords}

Khu đất tại dự án của Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang trơ trọi, mọc rong rêu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp dừng san gạt tại chỗ còn do có một hộ dân thôn Yên Trong, xã Cao Xá tự nhận một phần đất trong khu vực dự án là đất của mình nên đe dọa công nhân lái máy. Sự việc này, Công ty đã có văn bản gửi UBND xã Cao Xá và thôn Yên Trong đề nghị giải quyết.

Còn theo ông Đỗ Văn Thá, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, trước thông tin phản ánh, Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang vận chuyển đất ra bên ngoài, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng và Công an huyện, UBND xã Cao Xá tổ chức kiểm tra, xác định vị trí hiện trường khai thác khoáng sản, hạ độ cao tại khu vực mỏ Barit. Qua kiểm tra, tổ công tác xác định ở khu vực mỏ khai thác quặng Barit hiện vẫn còn đủ 6 điểm mốc và đúng vị trí tọa độ được cấp phép. Công ty đã tiến hành san gạt tại chỗ thực hiện dự án và không vận chuyển đất ra ngoài như một số trang thông tin phản ánh thời gian qua.

Nhóm PVKT

Phát hiện vụ khai thác đất san lấp mặt bằng trái phép tại xã Liên Chung
(BGĐT) - Theo phản ánh của người dân, những ngày gần đây, tại thôn Lãn Tranh 2, xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) xảy ra tình trạng khai thác đất san lấp mặt bằng trái phép, gây thất thoát tài nguyên, mất an ninh trật tự địa bàn.

Bắc Giang: Hai trường hợp khai thác đất san lấp trái phép bị phạt 90 triệu đồng
(BGĐT) - Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) vừa ra quyết định xử phạt 2 trường hợp ở xã Huyền Sơn có hành vi khai thác đất san lấp trái phép.




Khu đất tại dự án của Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang trơ trọi, mọc rong rêu
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...