Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Làm giàu trên hồ Làng Thum

Cập nhật: 10:00 ngày 23/12/2021
(BGĐT) - Ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiều người làm giàu từ cây ăn quả. Cựu chiến binh Trương Văn Hạnh ở thôn Bắc Một, xã Quý Sơn lại chọn nuôi cá kết hợp làm du lịch trên hồ Làng Thum.

Hồ Làng Thum thuộc xã Quý Sơn (Lục Ngạn) rộng lớn, quanh năm đầy nước. Nhận thấy tiềm năng ở khu vực này, từ năm 2010, cựu chiến binh (CCB) Trương Văn Hạnh, dân tộc Sán Dìu ở thôn Bắc Một đã nắm bắt cơ hội, đấu thầu để vừa nuôi cá, vừa làm du lịch. Tuy nhiên, để thành công với mô hình này, ông Hạnh đã mất nhiều năm trăn trở, tìm tòi. “Làm giàu không khó cũng không phải là dễ, chỉ sợ mình không dám làm, không mạnh dạn. Cái quan trọng là phải tìm được ý tưởng để làm giàu và dựa trên những lợi thế của hồ”, ông Hạnh chia sẻ.

Chiều muộn. Men theo con đường bê tông uốn lượn như dải lụa vừa được Nhà nước đầu tư, chúng tôi có mặt ở hồ Làng Thum. Từ xa, thấy thấp thoáng mấy chiếc thuyền nhỏ đậu sát bờ, những chiếc cần câu cong vút ngay bên cạnh. Sinh năm 1966, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại tỉnh biên giới Lạng Sơn, ông Hạnh trở về quê hương. Vào những năm 1990, giống như nhiều nông dân địa phương, gia đình ông cũng có 700 gốc vải thiều. 

{keywords}

CCB Trương Văn Hạnh mạnh dạn đấu thầu 130 ha mặt nước hồ Làng Thum để nuôi cá kết hợp làm du lịch.

Tuy nhiên, vấn đề “được mùa, mất giá” vẫn làm khó người nông dân. Vì vậy, ông nghĩ cần lắm một ý tưởng táo bạo để thay đổi cuộc sống, làm giàu bền vững. Với sự mạnh dạn, tình yêu quê hương và trăn trở tìm hướng đi đúng đắn, người CCB này đã nhận đấu thầu 130 ha mặt nước hồ Làng Thum để nuôi cá. Cùng đó ông nung nấu, xây dựng ý tưởng làm du lịch ngay trên diện tích mặt hồ này, hy vọng một ngày không xa Lục Ngạn quê hương mình sẽ trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách.

Bấy giờ, nhiều người cho rằng “khéo đem của đổ xuống hồ”. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm tìm cách làm và rồi bắt tay đầu tư. Ông thuê người dọn vệ sinh hồ cho phong quang, nhổ bỏ hàng nghìn gốc cây chết để tạo độ thông thoáng cho dòng nước, tránh sinh vật gây hại. Bên cạnh nguồn cá hồ tự nhiên, gia đình đầu tư hàng trăm triệu đồng để làm mô hình nuôi cá lồng. 

Đánh bắt thả bù, mỗi lần thu hoạch lứa cũ ông lại tiếp tục thả lứa mới, quay vòng quanh năm. Đây là hồ nuôi tự nhiên nên trong quá trình nuôi có rất nhiều thuận lợi, nhất là việc tận dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên, nên chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Cá bán ra thị trường được nhiều người ưa chuộng vì thịt thơm ngon hơn hẳn cá nuôi ao tự đào. Riêng thu nhập từ cá sau khi trừ chi phí, mỗi năm thu vài chục tấn, lãi khoảng 800 triệu đồng.

Cùng đó, ông đầu tư 2 thuyền máy phục vụ du khách đến tham quan kết hợp dịch vụ câu cá. Những năm trước, khi chưa có dịch Covid-19, vào hai ngày nghỉ cuối tuần, mỗi ngày gia đình đón nhiều tốp khách trong và ngoài tỉnh, nhất là ở TP Hà Nội đến câu cá giải trí. Tiện đó ông kết hợp làm dịch vụ ăn uống ngay trên lòng hồ. Hồ nước thơ mộng, khung cảnh hữu tình hấp dẫn du khách với những đồi cây ăn quả bao quanh, các món ăn khai thác tại chỗ như cá, tôm, cua, ốc... cùng thái độ phục vụ tận tình giúp cho nơi đây đón nhiều du khách đến thưởng ngoạn, giải trí, góp phần quảng bá văn hóa địa phương. Giờ đây, ông Hạnh là người đi đầu trong mô hình nuôi cá nước ngọt ở Lục Ngạn. Mô hình tạo việc làm cho gần chục lao động địa phương. Qua đó đã từng bước tiếp cận với cách làm du lịch sinh thái, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế và vươn lên làm giàu. Ông Hạnh còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện của Hội CCB như: Ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm cho CCB, nghĩa tình đồng đội mỗi năm hàng chục triệu đồng.

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Hội CCB tỉnh cho biết: Mô hình kinh tế của gia đình hội viên dân tộc Sán Dìu Trương Văn Hạnh được đánh giá rất cao. Ông là một trong những CCB tiêu biểu, tiên phong trong phong trào của Hội về làm kinh tế giỏi giai đoạn 2016-2021.

Bài, ảnh: Tuấn Minh
Đại ca băng giang hồ ở TP Hồ Chí Minh từng mở sòng bạc tại Campuchia
Nguyễn Văn Điền, quê Hải Phòng, từng dẫn đàn em sang Campuchia mở sòng tài xỉu, xóc đĩa... sau đó về TP Hồ Chí Minh (HCM) tổ chức bài bạc với số tiền giao dịch 2.100 tỷ đồng.
Bộ Công an bắt băng giang hồ ở TP Hồ Chí Minh
Hàng trăm cảnh sát hình sự Bộ Công an phối hợp cảnh sát các tỉnh, thành phố đồng loạt khám xét 14 địa điểm của băng nhóm hoạt động xã hội đen, thu nhiều súng đạn.
TP Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ 3.000 bác sĩ, điều dưỡng
Covid-19 chiều hướng gia tăng, tỷ lệ bệnh nhân nặng khá cao, chính quyền TP (Hồ Chí Minh) HCM kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ 1.000 bác sĩ, 2.000 điều dưỡng.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...