Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 32 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Làng nghề sản xuất hàng Tết: Bảo đảm phòng dịch, liên kết tiêu thụ

Cập nhật: 10:40 ngày 23/12/2021
(BGĐT) - Còn hơn một tháng nữa đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Thời điểm này, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bắt đầu chuẩn bị hàng Tết. Trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, cùng với thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch, người dân chủ động liên kết, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Hối hả vào mùa “cao điểm”

Đến làng nghề làm chổi chít Nội Hạc, xã Việt Lập (Tân Yên) những ngày này, không khí lao động thật khẩn trương. Tại một hộ dân ở cuối thôn, 4 lao động đang làm việc miệt mài, người khâu chổi, người bó đốt, người cuốn cán chổi… Tất cả đều đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc. Theo anh Đặng Văn Huy - chủ nhà, vợ chồng anh theo nghề làm chổi chít được gần 20 năm. Lúc đầu gia đình chỉ tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để làm chổi phục vụ sinh hoạt, nếu thừa mang ra chợ bán. Dần dà thấy nhu cầu thị trường lớn, anh tìm mối nhập nguyên liệu từ Lào về để các thành viên trong nhà có việc làm.

{keywords}

Làng nghề bánh đa nem Thổ Hà bắt đầu vào cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán.

Với 4 lao động (vợ chồng anh cùng con trai, con dâu), trung bình mỗi ngày bán ra thị trường hơn 100 chổi thành phẩm, lãi hơn 2 triệu đồng/ngày. Nhận định dịp Tết nhu cầu thị trường sẽ tăng 2-3 lần nên cách đây hơn một tháng, anh đã nhập 6-7 tấn nguyên liệu, thuê thêm 3 lao động có tay nghề. “Gần 1 tuần nay, gia đình tôi thường dậy từ 5 giờ sáng để làm việc và kết thúc khi trời đã tối, có hôm 22 giờ mới nghỉ. Những lao động thời vụ, chúng tôi giao nguyên liệu để họ mang về nhà làm và khoán sản phẩm. Do đó lượng hàng bán ra những ngày qua tăng gấp đôi và còn tăng trong những ngày tới”, anh Huy chia sẻ.

Tại xã Vân Hà (Việt Yên) - địa phương có ba làng nghề truyền thống, không khí làm việc cũng sôi động không kém. Dọc tuyến đường trục chính dẫn vào xã cũng như các ngõ được phủ kín bởi những phên phơi bánh đa nem, bánh đa. Lò làm bánh đa nem của gia đình anh Nguyễn Đức Thanh, Phó trưởng thôn Thổ Hà đã tăng công suất lên gấp rưỡi ngày thường để bảo đảm cung ứng ra thị trường 8 nghìn chiếc/ngày. 

{keywords}

Làm chổi chít ở làng nghề Nội Hạc, xã Việt Lập (Tân Yên).

Theo anh Thanh, để phục vụ dịp Tết này, nhiều hộ dân ở làng nghề Thổ Hà chuyển từ làm bánh đa nướng sang bánh đa nem. “Ngày thường, cả thôn chỉ có khoảng 250-270 hộ làm bánh đa nem song từ đầu tháng 12 đã có gần 400 hộ sản xuất mặt hàng này. Số hộ sản xuất tăng, sản lượng tăng nên lượng bánh đưa ra thị trường mỗi ngày cũng tăng cao, khoảng gần 3 triệu chiếc/ngày. Đây được coi là mùa "cao điểm" của người làm nghề ở Thổ Hà”, anh Thanh thông tin.

Giữ an toàn

Theo Chi cục Phát triển nông thôn (PTNT), hiện toàn tỉnh có 27 làng nghề truyền thống được công nhận, trong đó nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, dệt may (16 làng); nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (8 làng); còn lại là kinh doanh sinh vật cảnh, vận tải đường sông. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hầu hết các làng nghề đều gặp khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, qua khảo sát, số lượng các hộ sản xuất có xu hướng giảm dần như ở làng nghề mây tre đan xã Tăng Tiến (Việt Yên); sản xuất mỳ gạo ở phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang); dệt thổ cẩm, làm giấy dó thôn Khe Nghè, xã Lục Sơn (Lục Nam)… 

Đặc biệt làng nghề chẻ tăm lụa ở thôn Lực, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) có nguy cơ mai một khi chỉ còn khoảng 10 hộ sản xuất… Ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục Trưởng Chi cục PTNT cho biết: “Dịch Covid-19 đã tác động đến hoạt động sản xuất của các làng nghề, nhiều nơi đã phải tạm dừng sản xuất do khó khăn trong khâu tiêu thụ. Nhận định dịp Tết Nguyên đán là cơ hội phục hồi khi lượng khách sẽ tăng cao, các làng nghề đã chủ động tăng nhịp độ sản xuất, đồng thời chủ động liên kết, tìm đầu ra”.

Hiện toàn tỉnh có 27 làng nghề truyền thống được công nhận, trong đó nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, dệt may (16 làng); nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (8 làng); còn lại là kinh doanh sinh vật cảnh, vận tải đường sông. Đến nay, các làng nghề có 16 sản phẩm OCOP, trong đó 7 sản phẩm đạt 4 sao, còn lại là 3 sao.

Tìm hiểu thực tế, mặc dù tăng công suất, tăng sản lượng nhưng các làng nghề vẫn đặc biệt chú trọng tới vấn đề an toàn thực phẩm và PCD Covid-19. Các hộ sản xuất chổi chít ở làng Nội Hạc đều có liên kết với các đại lý phân phối, đồng thời cam kết hỗ trợ nhau khi lượng đơn hàng lớn. Để bảo đảm PCD, thay vì sản xuất tập trung, hầu hết các hộ đều giao nguyên liệu cho lao động làm thuê gia công tại nhà. Ở làng nghề mộc Đông Thượng, xã Lãng Sơn (Yên Dũng), thời điểm này các hộ đã ngừng nhận đơn sản xuất hàng mới và tập trung hoàn thiện các sản phẩm khách đặt từ trước để kịp giao hàng trước Tết. 

Tại các cơ sở đông lao động đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng dịch; khi công nhân đến làm việc được yêu cầu đo thân nhiệt, sát khuẩn và đeo khẩu trang. Công nhân ở địa phương khác được khuyến cáo ở lại cơ sở để hạn chế lây lan dịch. Anh Bùi Thế Tịnh, chủ cơ sở sản xuất gỗ Tịnh Quý, thôn Đông Thượng cho biết: “Do phải tạm dừng sản xuất hơn 1 tháng trong khi lượng đơn hàng không giảm so với năm trước nên thời điểm này chúng tôi tuyển thêm 10 lao động thời vụ; tăng ca từ 1-2 tiếng buổi tối. Quá trình sản xuất, lắp đặt sản phẩm, từng công nhân chấp hành nghiêm quy định PCD, nếu vi phạm sẽ không được thưởng vào cuối tháng".

Bài, ảnh: Sỹ Quyết

Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết, không để quá tải trong điều trị Covid-19
(BGĐT) - Ngày 22/12, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Luật Phòng, chống ma túy; công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm chủ trì.
Mong ngóng thưởng Tết
(BGĐT) - Chỉ còn tuần nữa là kết thúc năm 2021, hơn một tháng là tới Tết cổ truyền, mọi năm vào thời điểm này, các công ty, doanh nghiệp rục rịch công bố thưởng Tết cho người lao động. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều công ty phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng nên gặp không ít khó khăn, tiền thưởng Tết theo đó cũng chưa thấy đâu.
Phấp phỏng vụ hoa Tết
(BGĐT) - Thời điểm này, nông dân nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Giang đang chăm sóc các loại hoa, cây cảnh phục vụ dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Dù vậy, người trồng vẫn phấp phỏng, lo lắng trước vụ hoa Tết do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.



Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...