Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

Cập nhật: 07:00 ngày 02/01/2022
(BGĐT) - Năm nay, xuất khẩu (XK) Bắc Giang tăng trưởng vượt bậc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Có được kết quả này là do tỉnh Bắc Giang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp hiệu quả; các doanh nghiệp (DN) linh hoạt thích ứng với tình hình thực tế, đẩy mạnh XK.

Xuất khẩu tăng tốc

Năm nay, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nên hoạt động XK dần ổn định và vượt mục tiêu đề ra. Nhiều DN sau khi tạm dừng hoạt động đã nhanh chóng khôi phục sản xuất, duy trì các hợp đồng đã ký và tìm kiếm đối tác mới. Trong tháng 5, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Công ty TNHH Fuhong Precision Component, Khu công nghiệp (KCN) Đình Trám-DN chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho những tập đoàn lớn trên thế giới- phải dừng hoạt động một thời gian.

{keywords}

Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Fousine Việt Nam, KCN Quang Châu (Việt Yên) chuyên gia công linh kiện điện tử để xuất khẩu.

Theo ông Trác Hiến Hồng, Tổng Giám đốc Công ty, ngay sau khi được hoạt động trở lại, DN cho cán bộ quản lý làm việc trực tuyến; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Vì vậy, gần 8,6 nghìn công nhân của DN đi làm trở lại, gần bằng số lượng lao động như thời điểm chưa có dịch. Công ty bố trí tăng ca và tiếp tục tìm kiếm đối tác, ký kết đơn hàng mới có giá trị cao. Kim ngạch XK của DN đến hết tháng 11 đạt hơn 2,7 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Fousine Việt Nam (KCN Quang Châu), đến tháng 11, kim ngạch XK đạt hơn 300 triệu USD, bằng kế hoạch cả năm. DN này chuyên sản xuất dây kết nối, dây cáp, dây sạc điện thoại di động xuất sang thị trường Trung Quốc, Mỹ. Để kim ngạch XK tăng trưởng cao, Công ty đã áp dụng chiến lược sản xuất, kinh doanh năng động, nỗ lực khắc phục khó khăn trong thời điểm dịch bệnh phức tạp. 

Từ tháng 8 đến tháng 10/2021, đơn vị bị tồn đọng hơn 5 triệu sản phẩm do nhiều DN vận tải quốc tế dừng hoạt động. Ông You Jun, Giám đốc sản xuất của Công ty cho biết: "Giải quyết tình trạng này, chúng tôi chấp nhận thuê vận chuyển bằng tàu biển với giá cao, giảm lợi nhuận. Bù lại, chuỗi sản xuất của Công ty không bị đứt gãy, các đối tác tin tưởng, ký thêm đơn hàng, người lao động có việc làm ổn định”.

Đối với ngành may mặc, năm nay, dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng các DN vẫn tập trung cao cho XK. Chi nhánh Minh Đức - Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Bắc, xã Minh Đức (Việt Yên) là DN điển hình. Dịch bệnh khiến việc nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc gặp khó khăn. Công ty đã chuyển hướng nhập khẩu vải, phụ kiện từ một số nước khác. Với cách làm này, Công ty không thiếu lượng vải nguyên liệu. Kim ngạch XK năm nay đạt hơn 119 triệu USD, tăng 15% so với năm trước. Hiện DN có nguồn nguyên liệu dự trữ dồi dào, đáp ứng kịp thời cho các đơn hàng mới.

Với sự nỗ lực của cộng đồng DN, giá trị XK năm 2021 toàn tỉnh ước đạt hơn 15,65 tỷ USD, tăng 39,8% so với năm trước.

Thích ứng linh hoạt

Năm nay, nền kinh tế toàn cầu suy thoái nặng nề, nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trước khó khăn chung này, XK Bắc Giang vẫn đạt được kết quả ấn tượng. Kết quả đó có được xuất phát từ nhiều yếu tố. Ngay từ đầu năm, nhiều nhà đầu tư lớn đã mở rộng quy mô sản xuất trên địa bàn tỉnh; 11 tháng qua, Bắc Giang có gần 1,4 nghìn DN thành lập mới. Nhiều nhà máy đi vào sản xuất ổn định, tăng đơn hàng mới.

Song song với sự nỗ lực từ phía DN, tỉnh chú trọng công tác dự báo, chỉ đạo, điều hành. Điển hình, Bắc Giang đã chuyển trạng thái nhanh, thích ứng linh hoạt với yêu cầu thực tiễn phòng, chống dịch.

Kinh nghiệm cho thấy ngay sau khi nắm bắt được tín hiệu tích cực từ các thị trường XK chủ lực, các DN trong tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ kết nối tiêu thụ, sản xuất, XK hàng hóa. Khi đơn hàng may mặc quần áo ngừng trệ thì một số DN chuyển sang sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang y tế và quần áo phòng, chống dịch. Qua đây, các DN vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, duy trì năng lực sản xuất và đã XK được hàng triệu sản phẩm sang thị trường quốc tế.

{keywords}

Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, đoạn qua KCN Đình Trám (Việt Yên). Ảnh: THẾ ĐẠI

Với phương châm chỉ đạo “chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch”, tỉnh thành lập 35 tổ công tác hướng dẫn thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các DN; thành lập các bộ phận hỗ trợ DN lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa. Sở Công Thương thường xuyên cung cấp thông tin dự báo tình hình thị trường, đặc biệt là các thị trường Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do, cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Thời gian tới, thị trường thế giới sẽ từng bước hồi phục, nhu cầu hàng hóa, nguyên vật liệu tăng rất cao. Từ kết quả, kinh nghiệm đạt được trong phát triển kinh tế của tỉnh, Bắc Giang đặt ra mục tiêu kim ngạch XK năm 2022 đạt 19,2 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2021.

Bài, ảnh: Hoàng Phương
Bắc Giang: Tạo điều kiện hỗ trợ tiêu thụ nông sản không xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc
(BGĐT)-Qua khảo sát của phóng viên, sáng 31/12, tại Trạm dừng nghỉ Song Khê  (TP Bắc Giang) có hàng chục xe container chở hoa quả (mít, thanh long, xoài) từ miền Nam không xuất khẩu được sang Trung Quốc quay đầu lại hoặc đang trên đường vận chuyển đi xuất khẩu đã dừng đỗ để bán hàng hóa.
Bắc Giang: Tạm giữ đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng Zalo
(BGĐT) - Ngày 26/11, Công an huyện Yên Thế phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Bắc Giang) điều tra làm rõ đối tượng Cao Thị Trang, sinh năm 1987, trú tại phường Cát Bi, quận Hải An (TP Hải Phòng) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lừa xuất khẩu lao động qua mạng xã hội Zalo. 
Cơ hội để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
Những lao động Việt Nam đầu tiên đến Hàn Quốc theo quy chế nới lỏng mà Chính phủ Hàn Quốc ban hành đầu tháng 11 đã hoàn thành các thủ tục cách ly và được đưa về làm việc tại các doanh nghiệp.
  
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...