Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngành Tài chính bám sát diễn biến dịch bệnh, xây dựng dự toán ngân sách phù hợp, sát thực tiễn

Cập nhật: 15:02 ngày 06/01/2022
(BGĐT) - Sáng 6/1, Bộ Tài Chính tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2021, triển khai các giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022.

Dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ; Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Minh Khái, Bí thư T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hồ Đức Phớc, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

{keywords}

Quang cảnh tại điểm cầu Bắc Giang.

Dự tại điểm cầu Bắc Giang có đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế và Chi cục Hải quan Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong bối cảnh chịu tác động của dịch Covid-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp có thẩm quyền đã ban hành các giải pháp chính sách tài khóa linh hoạt; quản lý, điều hành thu, chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. 

Xây dựng, triển khai các phương án điều hành bảo đảm cân đối NSNN các cấp, tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân gặp khó khăn do tác động của dịch. 

Với các giải pháp chính sách tài khóa đồng bộ, thu NSNN năm 2021 đạt hơn 1.563 nghìn tỷ đồng, vượt 16,4% so với dự toán, tăng 3,7% so với năm 2020. Đến ngày 31/12/2021 đã chi 45,1 nghìn tỷ đồng cho công tác PCD, 28,9 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch...

Tại Bắc Giang, dù là địa phương chịu ảnh hưởng lớn của đợt dịch lần thứ tư song nhờ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, 16/16 khoản thu đều vượt chỉ tiêu. Thu NSNN toàn tỉnh đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 10 cả nước, bằng hơn 165% so cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên thu ngân sách của Bắc Giang vượt mốc 20 nghìn tỷ đồng.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu khẳng định, kết quả thu NSNN năm 2021 đạt  được xuất phát từ sự phân tích, dự báo kịp thời diễn biến, tình hình của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, từ đó có giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn. 

Có ý kiến nêu, dù hoàn thành mục tiêu song tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển thấp, chậm hơn năm trước (đến 31/12/2021 đạt 74,7% dự toán Quốc hội giao); tình trạng gian lận, trốn thuế, buôn bán hóa đơn còn phức tạp, nhất là quản lý thu thuế hoạt động kinh doanh bất động sản, môi trường mạng...

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, dù trong bối cảnh khó khăn song ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ cho thấy sự quyết tâm cao ngay từ đầu năm, linh hoạt ứng phó với tình hình thực tế. 

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2022, đồng chí yêu cầu ngành Tài chính cần bám sát mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đưa ra cũng như quan điểm chỉ đạo của Chính phủ; theo dõi sát diễn biến mới của dịch Covid-19 để nghiên cứu, xây dựng dự toán ngân sách phù hợp, sát thực tiễn, giúp Chính phủ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, thận trọng, bảo đảm vừa phát triển KT-XH, vừa PCD. 

Đồng chí nhấn mạnh, ngành Tài chính cần bám sát chủ đề năm 2022 của Chính phủ là "Đoàn kết, kỷ cương, chủ động, thích ứng, an toàn, hiệu quả, phục hồi, phát triển" để xây dựng quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém bất cập; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn và lấy thực tiễn là thước đo để dự báo tình hình, có sự điều chỉnh, chủ động thích ứng.

Nắm chắc, tham mưu chiến lược, không để Chính phủ bất ngờ trước vấn đề liên quan đến tài chính ngân sách, thị trường vốn, giá cả, xuất nhập khẩu. Lắng nghe ý kiến, từ đó phối hợp giải quyết vướng mắc của các địa phương, DN. Phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ để hai chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nhau; tìm mọi biện pháp tăng thu, giảm chi, nhất là các khoản chi không cần thiết; kiểm soát bội chi, quản lý nợ công.

Để tăng thu, ngành cần quản lý hiệu quả tài sản công, đất đai liên quan đến cổ phần hóa DN; phát triển đồng bộ, nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán, bảo hiểm, bảo đảm minh bạch, bền vững. Tăng cường quản lý thị trường, ổn định giá cả, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Tính toán khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những rủi ro, từ đó đa dạng hóa nguồn thu thu, tập trung thu thuế, phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, DN. Coi trọng công tác xây dựng Đảng trong toàn ngành, tích cực phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Tin, ảnh: Sỹ Quyết

Tuần làm việc trực tuyến thứ 2: Quốc hội chú trọng công tác xây dựng pháp luật
Trong tuần làm việc trực tuyến thứ 2 của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, từ ngày 25- 30/10/2021, Quốc hội dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật.
Ngày 7/10, Cục Thuế tỉnh đối thoại hỗ trợ người nộp thuế theo hình thức trực tuyến
(BGĐT) - Thực hiện Công văn số 2987/TCT-TTHT ngày 9/8/2021 của Tổng Cục Thuế về việc đối thoại, hỗ trợ người nộp thuế bằng phương thức trực tuyến, ngày 7/10/2021, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội nghị đối thoại, hỗ trợ trực tuyến về chính sách thuế trên Website Cục Thuế tỉnh.
Huyện Việt Yên, Sở Tài chính dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính năm 2021
(BGĐT) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định phê duyệt và công bố chỉ số cải cách hành chính của các sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện năm 2021.



Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...