Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngành Ngân hàng cần tiếp tục hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất, kinh doanh

Cập nhật: 14:16 ngày 11/01/2022
(BGĐT) - Sáng 11/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2022.
{keywords}

Quang cảnh hội nghị.

Tới dự có đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan của tỉnh.

Tính đến ngày 31/12/2021, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt gần 76 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8 nghìn tỷ đồng so với năm trước; dư nợ đạt gần 71 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 10 nghìn tỷ đồng so với năm trước. Trong năm, các ngân hàng thương mại đã rà soát, quan tâm cơ cấu lại vốn vay, giảm lãi suất cho  khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Thảo luận tại hội nghị, các ý kiến thống nhất với các nhiệm vụ ngành Ngân hàng đề ra năm 2022. Trong đó tập trung vào một số nội dung chính như: Bảo đảm nguồn vốn vay phục vụ phát triển KT-XH; tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tích cực xử lý nợ xấu.

{keywords}

Đồng chí Phan Thế Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phan Thế Tuấn ghi nhận, đánh giá cao kết quả ngành Ngân hàng đạt được trong năm qua. Đồng chí nhấn mạnh, để hoàn thành các mục tiêu đề ra năm 2022, NHNN Chi nhánh tỉnh cần chủ động nghiên cứu, chỉ đạo tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện nghiêm những quy định về chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng.

Năm 2022, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, do đó NHNN Chi nhánh tỉnh tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, cấp tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ thực hiện chương trình phục hồi, phát triển KT-XH của tỉnh, góp phần hạn chế “tín dụng đen”. 

Đồng thời chỉ đạo thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025; bảo đảm an toàn công nghệ thông tin và hoạt động thanh toán trên địa bàn; quản lý tốt ngoại hối, vàng. Tăng cường thanh tra, giám sát các TCTD, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng; củng cố những quỹ tín dụng nhân dân yếu kém.

Các TCTD xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2022; đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Thực hiện tốt quy định trong lĩnh vực thanh toán, ngân quỹ; chuẩn bị tiền mặt thanh toán, bảo đảm an ninh ngân hàng, duy trì cho hệ thống ATM hoạt động thông suốt, nhất là trong dịp Tết.

Tin, ảnh: Minh Linh

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về tình trạng sốt đất
Về tình trạng sốt đất vừa qua, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra tối 31/3, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, vốn tín dụng đầu tư vào bất động sản gần đây tương đối "nóng" ở nhiều địa phương, giá cả bất động sản có chiều hướng tăng lên.
Bà Nguyễn Thị Hồng được giới thiệu làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10. Trả lời báo chí bên hành lang kỳ họp, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Túy cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay ông Lê Minh Hưng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất tăng hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn trong thời kỳ hậu Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 (Thông tư 01).

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...