Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thạo tiếng để "ba cùng" với dân bản

Cập nhật: 15:57 ngày 21/01/2022
(BGĐT) - Thông thạo tiếng dân tộc, am hiểu phong tục tập quán của đồng bào, đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) đang trở thành những người “truyền lửa” cho các phong trào ở địa phương. Việc làm thiết thực của những cán bộ “miệng nói, tay làm” đã góp phần để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm.

Nói dân hiểu, làm dân tin

Đại Sơn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Sơn Động (Bắc Giang) với hơn 60% dân số là dân tộc Nùng nên tập quán sản xuất, canh tác của bà con còn lạc hậu. Nhằm khai thác lợi thế, nâng giá trị cây ăn quả, anh Lương Văn Tứ, Phó Chủ tịch UBND xã cùng cán bộ địa phương thường xuyên xuống địa bàn gặp gỡ, trò chuyện với đồng bào.

{keywords}

Đồng chí Lương Văn Tứ (trái) tuyên truyền về sản xuất vải thiều VietGAP

đến đồng bào dân tộc.

Để người dân tin và yên tâm làm theo, cách đây hai năm, gia đình anh Tứ chuyển sang trồng, chăm sóc hơn 100 gốc vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP. Thấy hiệu quả, năm nay địa phương đặt ra mục tiêu vận động người dân mở rộng diện tích trồng theo tiêu chuẩn này. 

Là cán bộ trẻ lại biết tiếng dân tộc, anh Tứ thường xuyên thăm hỏi, trò chuyện với bà con bằng tiếng dân tộc Nùng. “Đối với đồng bào DTTS, tuyên truyền miệng rất quan trọng, dễ thực hiện, gần gũi và thiết thực. Người đi tuyên truyền vận động nói bằng tiếng của đồng bào thì bà con sẽ dần hiểu những chủ trương, chính sách. Theo đó, những điều hay, việc tốt trong cuộc sống sẽ lan tỏa trong cộng đồng dân cư”, ông Vi Văn Phúc, người có uy tín ở thôn Trung Sơn, xã Đại Sơn chia sẻ.

{keywords}

Với sự linh hoạt, hiểu biết, khéo léo, nhiều cán bộ miền núi đã tạo được niềm tin, đạt hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Và điều đặc biệt, họ đã trở thành những người con của bản làng".

Ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

Những năm qua, cùng với các nguồn vốn hỗ trợ, tỉnh dành nhiều nguồn lực phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi. Diện mạo khu vực này có những thay đổi căn bản, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5,2%/năm, riêng hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 7,63%/năm. 

Đến nay có 36/73 xã vùng DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. Có được kết quả ấy, ngoài nguồn hỗ trợ, đồng bào các dân tộc đã biết phát huy nội lực, trong đó có vai trò không nhỏ của những “đầu tàu” ở cơ sở.

Ví như để về đích nông thôn mới trước hẹn ba năm, năm nay, xã Hồng Kỳ (Yên Thế) phải xây dựng mới 4 nhà văn hóa thôn. Đây là phần việc khó bởi Hồng Kỳ vừa mới ra khỏi danh sách xã đặc biệt khó khăn, đồng bào DTTS chiếm đến 75%, chủ yếu là dân tộc Nùng. Để tạo sức bật trong toàn xã, ông Long Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND xã trực tiếp về thôn Trại Hồng- địa phương 100% đồng bào dân tộc Nùng tuyên truyền, vận động bà con hiến đất mở rộng khu nhà văn hóa.

Là người Nùng lại đang sinh sống tại thôn Trại Hồng, tranh thủ ngày nghỉ, giờ nghỉ, ông đến từng hộ dân trò chuyện, tuyên truyền bằng tiếng của đồng bào. Bản thân ông cùng người thân trong gia đình tiên phong hiến đất, đóng góp kinh phí xây dựng nhà văn hóa thôn. 

Nhờ đó, sau gần 4 tháng, nhà văn hóa thôn được xây mới với tổng giá trị hơn 500 triệu đồng. Thấy Trại Hồng làm được, các thôn khác cũng đua nhau làm. “Đến tận nhà hay các cuộc hội họp của thôn, tôi đều sử dụng tiếng nói của đồng bào để trò chuyện, vận động bà con. Chính sự gần gũi ấy đã tạo sự tin tưởng, đồng thuận”, ông Thắng kể.

Học tiếng để dân vận tốt hơn

Có dịp về các địa phương, chứng kiến sự đổi thay của bản làng mới thấy được vai trò, đóng góp của những cán bộ người DTTS trong công tác tuyên truyền, vận động. Ở xã Tuấn Mậu (cũ), nay là thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động), chỉ sau vài năm tuyến đường 293 được mở, diện mạo địa phương đã có nhiều thay đổi, những ngôi nhà cao tầng mọc lên dần thay thế những ngôi nhà cấp 4 cũ. Còn nhớ khi thi công tuyến đường này, không ít hộ dân là người DTTS phản đối, không bàn giao mặt bằng để nhà thầu thi công.

Thời điểm đó, Huyện ủy, UBND huyện Sơn Động chủ trương lựa chọn, cử cán bộ nói được tiếng dân tộc vào "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với đồng bào. Nhờ đó, nhiều trường hợp cố tình chống đối được phát hiện, tuyên truyền kịp thời, tạo đồng thuận triển khai dự án. 

Nhớ lại những ngày tham gia tuyên truyền, Thượng úy Lương Văn Phú, Trưởng Công an xã An Bá kể, ngày ấy, anh được giao nhiệm vụ nắm bắt tư tưởng, vận động anh Bàn Văn T, dân tộc Dao ở thôn Mậu. Trước khi làm nhiệm vụ, anh dành hai ngày để học những từ đơn giản trong giao tiếp của người Dao (anh Phú là người dân tộc Nùng).

T là người cố chấp, sẵn sàng làm liều và từng tuyên bố sử dụng vũ khí "nóng" khiến không ít cán bộ địa phương lo ngại. Sau gần một tuần bám địa bàn, vào một đêm cuối năm, anh hẹn đến nhà T chơi rồi cùng ăn cơm và sử dụng tiếng của người Dao để trò chuyện, tạo sự gần gũi. "Mưa dầm thấm lâu", sự chân tình cũng như những lời nói "có lý, có tình" của anh Phú đã thuyết phục được anh T đến UBND xã Tuấn Mậu để thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ.

Hiện toàn tỉnh có gần 260 nghìn người DTTS (chiếm 14,26% dân số). Việc cán bộ biết tiếng dân tộc thiểu số giúp nâng cao hiệu quả thực hiện tốt công tác dân vận. Để giải quyết vấn đề tranh chấp đất rừng giữa người dân thôn Vách Gạo, xã Phú Nhuận (Lục Ngạn) với thôn Khe Táu, xã Yên Định (Sơn Động), nhóm cán bộ Công an xã Phú Nhuận chủ động học tiếng đồng bào Cao Lan để tuyên truyền. Đến nay, 100% cán bộ của đơn vị có thể giao tiếp với bà con bằng tiếng dân tộc. Có những người trước kia phá rừng, thách thức chính quyền… thế mà sau bao năm, nhờ sự khéo léo của cán bộ đã dần cảm hóa được họ.

Ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Với sự linh hoạt, hiểu biết, khéo léo, nhiều cán bộ miền núi đã tạo được niềm tin, đạt hiệu quả trong công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Và điều đặc biệt họ đã trở thành những người con của bản làng. Để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ khu vực này, trong Chương trình mục tiêu quốc gia vùng DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 có nội dung mở các lớp truyền dạy tiếng dân tộc cho cán bộ cơ sở. Hiện chúng tôi đang phối hợp để vận động các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ nội dung này. Khi đó, chất lượng công việc cũng như trình độ của cán bộ vùng DTTS sẽ nâng lên”.

Bài, ảnh: Sỹ Quyết

Tập trung đầu tư phát triển toàn diện KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi
(BGĐT) - Sáng 19/1, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2021; triển khai nhiệm vụ năm 2022. 
Chủ động đề xuất, vận động tổ chức phi chính phủ hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số
(BGĐT) - Ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm vận động các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (gọi chung là PCP) hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”. Ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chủ trì
Tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số
(BGĐT)- Ngày 13/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức tọa đàm về công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và phối hợp với Văn phòng Bộ Y tế tuyên truyền công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tuyên dương 45 phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Sơn Động làm theo lời Bác
(BGĐT) - Chiều 9/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Sơn Động (Bắc Giang) tổ chức hội nghị biểu dương phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) làm theo lời Bác.
Trợ lực phát triển vùng dân tộc thiểu số
(BGĐT)- Bằng nhiều cơ chế hỗ trợ, những năm qua, kết cấu hạ tầng, đời sống nhân dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh Bắc Giang có bước chuyển tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm từng năm. Để tiếp tục trợ lực cho vùng khó khăn này, giai đoạn 2021-2025, Trung ương, tỉnh tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực, tạo đà thu hẹp khoảng cách vùng miền.
Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
(BGĐT) - Ngày 3/11, Ủy ban MTTQ phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tiếp xúc, đối thoại với 110 người có uy tín (NCUT) tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Các đồng chí: Trần Công Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chủ trì.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...