Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nâng cao năng lực dự báo, sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Cập nhật: 13:46 ngày 09/05/2022
(BGĐT) - Sáng 9/5, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh chủ trì.

Cùng dự tại điểm cầu UBND tỉnh có Đại tá Lê Văn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh. Tại điểm cầu 10 huyện, TP có đại diện lãnh đạo UBND và thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, TP.

Thời tiết diễn biến khó lường

Năm 2021, Bắc Giang chịu ảnh hưởng gián tiếp từ rìa xa hoàn lưu các cơn bão số 2, 3, 6, 7, 8 và áp thấp nhiệt đới cơn bão số 1 gây mưa rào và dông. Thiên tai làm 1 người chết, 3 người bị thương; ngập khoảng 312 ha lúa, 14 ha rau màu (diện tích chủ yếu tại các huyện Tân Yên và Yên Dũng).

{keywords}

Quang cảnh tại điểm cầu UBND tỉnh.

Năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 xảy ra 2 sự cố về công trình (sạt trượt đất, đá tại núi Y Sơn thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa; đá rơi từ vách núi xuống tại tổ dân phố 6, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng) và 3 sự cố về đê điều. Ước giá trị thiệt hại do thiên tai năm 2021 gần 17,2 tỷ đồng. Thiệt hại đã giảm cả về số sự cố công trình và tổng giá trị so với năm 2020.

Thảo luận tại hội nghị, đại diện Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang nhận định, năm 2022, thời tiết sẽ diễn biến khó lường, dự báo 4-6 cơn bão có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó khả năng ảnh hưởng (gián tiếp và trực tiếp) đến Bắc Giang từ 2 - 3 cơn. Trên địa bàn xuất hiện 7-9 đợt nắng nóng diện rộng nhưng khả năng cường độ không gay gắt và thời gian không kéo dài như một số năm gần đây; sẽ có từ 10 - 12 đợt mưa lớn, xuất hiện ở rải rác các tháng.

{keywords}

Đại diện Đài Khí tượng thủy văn Bắc Giang nhận định tình hình thời tiết năm 2022.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Bộ CHQS, toàn tỉnh có 16 trọng điểm đê; 7 tuyến đê, 3 kè, 12 cống, 8 hồ, đập trọng điểm xung yếu. Để chủ động PCTT-TKCN, ngay từ đầu năm, Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp khảo sát địa hình, hiệp đồng với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn, sẵn sàng nhân lực, vật lực khi có tình huống xấu xảy ra, không để bị động, bất ngờ. 

Liên quan đến bảo đảm an toàn các tuyến đê, đại diện Công an tỉnh đề nghị UBND huyện Hiệp Hòa và TP Bắc Giang khẩn trương khắc phục 5 điểm bất hợp lý trên tuyến đê sông Cầu và sông Thương; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bến bãi, vận tải...

{keywords}

Đại diện Bộ CHQS tỉnh nêu phương án hiệp đồng với các đơn vị quân đội.

Về kế hoạch PCTT-TKCN, một số ý kiến đề nghị cần chuẩn bị tốt các phương án ứng phó khi có tình huống lũ quét ở miền núi, ngập úng ở đồng bằng; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời, hiệu quả, bảo đảm an toàn hệ thống đê, kè, cống, hồ, đập.

Đề nghị cơ quan chuyên môn nâng cao hơn nữa năng lực dự báo, bảo đảm chính xác, kịp thời để các địa phương thông tin đến người dân khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng, có phương án ứng phó từ sớm, từ xa.

Xây dựng kịch bản chi tiết, hiệp đồng chặt chẽ

Kết luận hội nghị, đồng chí Lê Ô Pích yêu cầu: Các sở, ngành, địa phương cần quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của T.Ư, Tỉnh ủy về công tác PCTT-TKCN. Đổi mới, nâng cao năng lực theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai, trong đó cần lưu ý đến chất lượng công tác dự báo và coi đây là yếu tố quan trọng, làm cơ sở xây dựng kế hoạch ứng phó.

{keywords}

Đồng chí Lê Ô Pích kết luận hội nghị.

Làm tốt hoạt động thông tin truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến (nhất là bão, mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất); bảo đảm thông tin về thiên tai đến được người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng. Quan tâm xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với từng loại hình thiên tai; chủ động hiệp đồng với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn.

Đồng chí đề nghị các sở, ngành, địa phương nâng cao chất lượng công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành; huy động và phối hợp nhiều lực lượng ứng phó với diễn biến tình hình. Trước hết cần rà soát, đánh giá cụ thể, chi tiết hiện trạng các công trình thủy lợi, đê điều và PCTT, nhất là các công trình hồ, đập, đê, kè, cống. . . trên địa bàn, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục và có phương án khi tình huống xảy ra.

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình, dự án, tạo điều kiện để chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nhất là những dự án có cống qua đê, bảo đảm hoàn thành trước mùa mưa bão. Tập trung chỉ đạo, xử lý dứt điểm, triệt để các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi.

Về một số nhiệm vụ cụ thể, đồng chí yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo các công ty khai thác công trình thủy lợi có phương án, kế hoạch tiêu úng kịp thời, không để ngập các khu, cụm công nghiệp, đô thị và phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh tổ chức diễn tập PCTT-TKCN và diễn tập khu vực phòng thủ tại huyện Lục Nam và Sơn Động; tổ chức trinh sát, xác định các trọng điểm về PCTT để hiệp đồng với các đơn vị quân đội điều chỉnh phương án điều động, chi viện lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp khai thác khoáng sản trái phép, sai phép; thực hiện bảo vệ môi trường, đất đai, bờ bãi ven sông, đê điều trong hoạt động khai thác khoáng sản. Các cơ quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân về công tác PCTT-TKCN, phổ biến các chỉ thị của cấp trên, các tài liệu, ấn phẩm có liên quan đến công tác PCTT-TKCN.

Tin, ảnh: Sỹ Quyết

Bắc Giang triển khai Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022
(BGĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) năm 2022.
Nâng cao năng lực dự báo tình hình, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai
(BGĐT) - Sáng 25/4, đồng chí Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT- TKCN), Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác PCTT-TKCN năm 2022.
Kịp thời dự báo, chủ động ứng phó thiên tai
(BGĐT)- Thời gian qua, các hiện tượng thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng thường xuyên và nguy hiểm hơn. Thực tế đó đòi hỏi cơ quan khí tượng thủy văn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để đưa ra cảnh báo sớm; các cấp, ngành chủ động có biện pháp ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra. 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...