(BGĐT) - Năm 2003, chị Trương Thị Hương Dung (SN 1982) quê ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) kết duyên với anh Giáp Văn Long ở thôn Hà Phú 12, xã Tam Dị (Lục Nam) và được bố mẹ chồng cho ở riêng cùng 5 sào ruộng khoán. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ gặp nhiều khó khăn do kinh tế phụ thuộc vào mấy sào ruộng nhưng vụ được, vụ mất.
Năm 2005, anh Long đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, đến năm 2009 khi con cứng cáp chị Dung cũng gửi con cho bố mẹ để sang Đài Loan lao động cùng chồng với hy vọng có chút vốn về quê đầu tư phát triển kinh tế.
 |
Chị Trương Thị Hương Dung vệ sinh chuồng trại nuôi gà. |
Năm 2013, anh chị trở về Việt Nam lập nghiệp, ban đầu hai vợ chồng chọn vào Nam làm kinh tế nhưng không hiệu quả. Năm 2017, chị Dung cùng chồng quyết định về quê xây dựng mô hình chăn nuôi gà công nghiệp. Vợ chồng chị đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng các chuồng nuôi với diện tích hơn 2.000 m2.
Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và chịu khó học tập kinh nghiệm, bởi vậy đàn gà phát triển khỏe mạnh, anh chị đã thành công và có nguồn thu lãi đáng kể ngay từ những lứa gà đầu tiên. Do gà có thời gian sinh trưởng ngắn nên trung bình mỗi năm gia đình chị nuôi từ 4-5 lứa, mỗi lứa hơn hai vạn con.
Với mô hình này, không chỉ giải quyết việc làm cho các thành viên trong gia đình mà còn tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 7-9 triệu đồng/người/tháng.
Chị Dung chia sẻ: “Yếu tố cần thiết trong chăn nuôi là phải lựa chọn giống gà đạt chất lượng, nguồn giống bảo đảm, tiêm phòng dịch bệnh đúng quy trình và phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ”. Với cách làm trên, mấy năm gần đây, sau trừ chi phí, gia đình chị có nguồn thu lãi gần một tỷ đồng/năm.
Từ mô hình, vợ chồng chị Dung không chỉ thoát nghèo mà còn nhanh chóng vươn lên làm giàu, căn nhà nhỏ được thay thế bằng ngôi nhà cao tầng khang trang, to đẹp với đầy đủ tiện nghi, các con cũng được quan tâm đầu tư cho việc học.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, chị Dung còn tích cực động viên chị em phụ nữ ở địa phương mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình. Chị cũng thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, gương mẫu đi đầu trong các phong trào tại địa phương.
Bài, ảnh: Hạnh Nguyên
Làm giàu nơi đất khó(BGĐT) - Nhiều năm nay, anh Trần Văn Vàng (SN 1970), dân tộc Nùng, hội viên cựu chiến binh (CCB) thôn Trại Trầm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Tam Dị (Lục Nam - Bắc Giang) là một trong những người tiêu biểu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp(BGĐT) - Sinh ra và lớn lên ở vùng quê chiêm trũng ven đê, anh Nguyễn Trung Kiên (SN 1979) ở tổ dân phố Phấn Lôi, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) là một trong những tấm gương nông dân vượt khó, vươn lên làm giàu. Với quyết tâm cao, anh đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi kết hợp cá - lợn.
Làm giàu trên hồ Làng Thum(BGĐT) - Ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiều người làm giàu từ cây ăn quả. Cựu chiến binh Trương Văn Hạnh ở thôn Bắc Một, xã Quý Sơn lại chọn nuôi cá kết hợp làm du lịch trên hồ Làng Thum.
Cùng nông dân trẻ làm giàu(BGĐT) - Trong khi rất nhiều lao động trẻ ở nông thôn tìm, chọn việc làm ở các khu, cụm công nghiệp hay chốn thị thành thì không ít bạn trẻ ở lại làng quê lập nghiệp. Họ đã thành công nhờ ý chí và nghị lực của mình cùng sự đồng hành, hỗ trợ của Hội Nông dân (HND) các cấp.
Cựu chiến binh Dương Văn Tý: Làm giàu từ trồng sả lấy tinh dầu(BGĐT) - Mong muốn làm giàu trên đồng đất quê hương, cựu chiến binh (CCB) Dương Văn Tý (SN 1962) ở tổ dân phố Cường Thịnh, thị trấn Nhã Nam (Tân Yên, Bắc Giang) đã mua giống cây sả Java về trồng để ép lấy tinh dầu. Mô hình này mở ra một hướng đi mới trong sản xuất.
Bắc Giang, Huyện Lục Nam, Vượt khó làm giàu, Trương Thị Hương Dung, Xuất khẩu lao động