Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cho vay theo Nghị quyết số 68: Doanh nghiệp hoàn trả vốn đúng hạn

Cập nhật: 10:15 ngày 05/07/2022
(BGĐT)- Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (gọi tắt là NQ số 68), đến nay nhiều doanh nghiệp (DN) trong tỉnh Bắc Giang được vay vốn ưu đãi đã vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong số này có DN doanh thu tăng cao, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước và trả được vốn vay.

Nhiều DN đã hoàn trả vốn ưu đãi

Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều tỉnh, TP trong cả nước khiến hầu hết DN bị ảnh hưởng, thậm chí phải tạm dừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó có DN của tỉnh Bắc Giang. Trước khó khăn này, Chính phủ đã ban hành NQ số 68 nhằm kịp thời hỗ trợ DN có thêm nguồn lực nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

{keywords}

Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang BGG được vay vốn theo NQ số 68 để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, các DN trong toàn quốc được tiếp cận gói vay 7,5 nghìn tỷ đồng để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng, tối đa 3 tháng với lãi suất 0%; thời hạn vay dưới 12 tháng, DN không cần tài sản bảo đảm.

Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Bắc (Việt Yên) là một trong những đơn vị được thụ hưởng gói vay ưu đãi trên. Ông Nguyễn Tuấn Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết, năm ngoái do dịch Covid-19 bùng phát nên DN phải tạm dừng hoạt động một thời gian ngắn, không bảo đảm đơn hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài theo hợp đồng đã ký. 

Hơn 5 nghìn lao động cũng tạm nghỉ việc, doanh thu của đơn vị vào thời điểm tạm dừng hoạt động giảm sút đáng kể. Trong lúc khó khăn, từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2021, Công ty được Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh giải ngân gần 50 tỷ đồng vốn ưu đãi trả lương cho hơn 14,6 nghìn lượt công nhân. Được vay vốn, Công ty không phải xoay sở kinh phí trả lương cho NLĐ nên ưu tiên vốn nhập thêm nguyên liệu tăng tốc sản xuất. 

Nhờ vậy, doanh thu của DN năm ngoái đạt hơn 1,3 nghìn tỷ đồng; 6 tháng năm nay đạt hơn 700 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước hàng chục tỷ đồng, nộp ngân sách gần 8 tỷ đồng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, mới đây Công ty đã hoàn xong vốn vay từ ngân hàng đúng hạn.

Tương tự, năm ngoái Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang BGG (TP Bắc Giang) được vay 23 tỷ đồng theo NQ số 68 để trả lương gần 6,8 nghìn lượt công nhân. Khoản vay này giúp DN giảm áp lực về vốn, có điều kiện sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Ông Nguyễn Hữu Phải, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết: “Từ đầu năm đến nay, doanh thu của DN đạt hơn 300 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Do có doanh thu tăng nên tháng 6 vừa qua, DN đã trả ngân hàng toàn bộ số tiền vay theo NQ số 68. Công ty phấn đấu năm nay đạt doanh thu hơn 600 tỷ đồng”.

Không chỉ hai DN trên, nhiều DN khác được vay vốn ưu đãi, đến nay cũng đã hoàn trả vốn đúng hạn như: Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang LGG (Lạng Giang) trả 51 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tổng Công ty may Bắc Giang LNG (Lục Nam) trả 18 tỷ đồng; Công ty TNHH HAEM Vina (Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng) trả hơn 10,4 tỷ đồng…

Phát huy hiệu quả vốn vay

Được biết, triển khai NQ số 68, Bắc Giang là tỉnh nằm trong tốp đầu toàn quốc về giải ngân gói vay ưu đãi. Ông Hà Quốc Quân, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh, đến ngày 30/6 năm nay, toàn tỉnh có 91 người sử dụng lao động được vay vốn ưu đãi để trả lương cho gần 143 nghìn lượt NLĐ với tổng số tiền gần 485 tỷ đồng. Đến nay, có 20 DN đến hạn đã hoàn trả vốn vay ngân hàng theo đúng quy định với tổng số tiền hơn 134 tỷ đồng.

{keywords}

Cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh giải ngân vốn vay cho khách hàng theo NQ số 68.

Qua khảo sát thực tế của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, các DN sau khi được vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh, duy trì ổn định việc làm cho NLĐ. 6 tháng đầu năm nay, phần lớn các DN đều có doanh thu tăng trưởng 10-20% so với cùng kỳ năm trước. 

Ví như Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thống nhất (Lạng Giang); Công ty TNHH May An Bình BG (Yên Dũng); Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang LNG (Lục Nam)…

Đến ngày 30/6, toàn tỉnh có 91 người sử dụng lao động được vay vốn ưu đãi theo NQ số 68 để trả lương cho gần 143 nghìn lượt NLĐ với tổng số tiền gần 485 tỷ đồng. Đến nay, có 20 DN đến hạn đã hoàn trả vốn vay ngân hàng theo đúng quy định với tổng số tiền hơn 134 tỷ đồng.

Được biết, các DN được vay sớm phục hồi sản xuất, tăng tốc sản xuất kinh doanh đã góp phần tích cực tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Theo ngành chức năng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh 6 tháng qua đạt hơn 190 nghìn tỷ đồng, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước.

Được biết, để đạt được kết quả trên là do thời gian qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan… tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến nội dung NQ số 68 đến các DN bị ảnh hưởng do dịch để tiếp cận nguồn vốn vay. Ngân hàng đã triển khai chính sách cho vay nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện và hiệu quả. 

Đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo dõi, chỉ đạo phòng giao dịch ngân hàng CSXH các huyện, TP triển khai hiệu quả NQ số 68; hướng dẫn người vay vốn sử dụng đúng mục đích. Đặc biệt, Ngân hàng xây dựng kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn vay tại DN theo định kỳ, giám sát việc thực hiện chính sách và đôn đốc thu hồi nợ khi sắp đến hạn.

Bài, ảnh: Minh Linh

Thực hiện Nghị quyết 68: Tập trung gỡ vướng thủ tục, bảo đảm quyền lợi người dân
(BGĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 (gọi tắt là NQ 68), các trường hợp F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn 80 nghìn đồng/ngày (tối đa 45 ngày với F0 và 21 ngày với F1). Chính sách được nhiều người mong đợi song thực tế triển khai gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ: Kịp thời giúp người dân vơi bớt khó khăn
(BGĐT) - Với phương châm "Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Nghị quyết số 68/NQ-CP về hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (gọi tắt là NQ 68) được xem là giải pháp thiết thực của Chính phủ tạo điều kiện cho các cơ sở phục hồi sản xuất, bảo đảm đời sống người dân. Tuy nhiên, vấn đề cấp thiết hiện nay là kịp thời gỡ vướng, đưa nhanh Nghị quyết vào cuộc sống.
Giải ngân gần 8.900 tỷ đồng vốn ưu đãi phục hồi kinh tế
Ngày 2/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022.
Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
(BGĐT) -  Giải ngân vốn đầu tư công bảo đảm tiến độ có ý nghĩa quan trọng trong phục hồi và phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Giang năm 2022. Thế nhưng, quá trình giải ngân nguồn vốn này vẫn gặp khó khăn. 


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...