Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hướng dẫn chăm sóc một số cây ăn quả

Cập nhật: 11:07 ngày 14/09/2022
(BGĐT) - Tháng 9 là thời điểm cuối mùa mưa nhưng dự báo vẫn xuất hiện một số trận mưa lớn. Ngoài ra, tại khu vực Bắc Giang xảy ra từ 1-2 đợt nắng nóng, sang đầu tháng 10 gió mùa hoạt động mạnh dần và thường xuyên hơn. Do đó, bà con cần lưu ý chăm sóc một số cây ăn quả như sau:

{keywords}

Người dân thôn Tân Đồng, xã Tân Mộc (Lục Ngạn) chăm sóc vườn cam lòng vàng. Ảnh: HÀ MI.

1. Cây vải

Cây vải đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện đợt lộc 2, chuẩn bị ra đợt lộc thu. Đối với những vườn để lộc 3, bà con thường xuyên thăm vườn, tỉa các cành tăm, cành nhỏ, cành dày xít, cành sâu bệnh và bón phân thúc lộc 2 phát triển nhanh để kịp đẩy lộc 3. Đồng thời, phun phòng trừ các đối tượng sâu gây hại lộc như: Sâu cuốn tổ, sâu róm, bọ xít, sâu đo...

2. Cây nhãn

Nhãn thu hái xong cần cắt tỉa cành, tạo tán, dọn sạch vườn kết hợp bón phân, lượng phân bón tùy thuộc loại đất, tuổi cây và sản lượng quả đã thu, bón phân chuồng hoai mục (nếu có) cùng các loại phân NPK tổng hợp bằng cách xẻ rãnh xung quanh tán, rắc phân và lấp đất; phun phòng trừ các đối tượng sâu gây hại lộc bằng các loại thuốc như đối với cây vải.

3. Cây có múi

Đối với những vườn cam lòng vàng, bưởi da xanh và các giống bưởi chín sớm... để tăng cường chất lượng, mã quả, ngoài bón các loại phân bón tổng hợp NPK (Lâm Thao, Việt Nhật, Hữu Nghị...) bà con bón bổ sung phân Kali cho cây từ 2-3 lần (trước thu hoạch 20-25 ngày kết thúc bón); bón hạt đậu tương hoặc hạt ngô đã ủ với chế phẩm vi sinh (hạt đã nghiền vỡ trước khi ủ), phun bổ sung vi lượng bằng các loại phân bón lá: Botrac, HVP, Komix... định kỳ cùng những lần phun thuốc trừ sâu. 

Tiếp tục sử dụng túi bao quả chuyên dụng trên quả bưởi để hạn chế ruồi vàng gây hại, chống rám nắng, giảm thuốc bảo vệ thực vật và tăng mã của sản phẩm.

4. Cây táo

Giống táo đào vàng, táo xuân đang giai đoạn đậu quả và phát triển quả non, giống táo Đài Loan đang ra hoa, đậu quả nhỏ. Do đó, bà con bón phân thúc hoa đón quả bằng các loại phân: NPK Hà Lan, Việt Nhật, Hữu Nghị... Lượng phân bón tùy thuộc vào tuổi cây, loại đất, dao động từ 0,8-1,2 kg/cây/tháng. 

Nên hòa phân vào nước rồi tưới hoặc rắc phân sau đó tưới nước cho cây, không xẻ rãnh để bón vì xẻ rãnh ảnh hưởng đến bộ rễ táo gây vàng lá, rụng hoa, rụng quả non. 

Những vườn có tỷ lệ đậu quả cao, quá sai cần tỉa bớt quả, chỉ để 2-3 quả/chùm hoa. Bà con phòng trừ các đối tượng sâu bệnh như: Sâu ăn lá, bọ xít, nhện đỏ, rệp, bệnh phấn trắng... bằng các loại thuốc Karate 25EC, Pegasus 500SC, Anvil 5SC, Score 250EC, Cá vàng...

Theo Trung tâm Dịch vụ và Kỹ thuật nông nghiệp Lục Ngạn

Số hóa vùng sản xuất cây ăn quả: Rộng đường đưa nông sản xuất ngoại
(BGĐT) - Tập trung cấp mã số vùng trồng gắn với số hóa các khâu trong sản xuất, tiêu thụ là giải pháp trọng tâm được ngành Nông nghiệp triển khai nhằm cụ thể hóa Đề án “Hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021 - 2025”. Nhờ được định danh, nhiều sản phẩm có thị trường ổn định, vươn xa. 
Kinh nghiệm chống rét cho cây ăn quả của nông dân Trung Quốc
(BGĐT) - Thành phố Quế Lâm, thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) là vùng trồng cây có múi nổi tiếng. Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ vườn cây có múi trong những mùa đông thời tiết khắc nghiệt.
Hiệu quả từ dự án phát triển giống cây ăn quả mới ở Tân Yên
(BGĐT) - Sau ba năm thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ và khoa học công nghệ vào sản xuất một số loại cây ăn quả trên địa bàn huyện Tân Yên (Bắc Giang), đến nay, việc phát triển và nhân rộng cây ổi giống OĐL1 đã  và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Bắc Giang: Phấn đấu nằm trong nhóm 3 tỉnh có giá trị cây ăn quả lớn nhất toàn quốc
(BGĐT)- Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa Quyết định phê duyệt “Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cây ăn quả bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021 - 2025”.
Kỹ thuật mới trong nhân giống cây sâm Nam núi Dành
(BGĐT) - Cuối năm 2018, ông Vũ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng (Sở Nông nghiệp và PTNT) cùng cộng sự đã nghiên cứu và ứng dụng thành công “Ứng dụng thực nghiệm trong sản xuất giống sâm Nam núi Dành”. Giải pháp có nhiều tính mới, sáng tạo, góp phần bảo tồn, phát triển, cải thiện hệ số nhân giống, nâng giá trị kinh tế, hiệu quả xã hội của loại cây dược liệu quý.  
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...