Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 30 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Kinh tế
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại TP Bắc Giang: Ưu tiên cây trồng có giá trị cao

Cập nhật: 09:08 ngày 19/09/2022
(BGĐT) - Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp trong khi nhu cầu thị trường ngày càng lớn, đa dạng, thời gian qua, các xã ven TP Bắc Giang, người dân tích cực chuyển đổi, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào canh tác. Nhờ đó tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, bảo đảm cung ứng thực phẩm sạch, an toàn cho khu vực đô thị.

Đa dạng mô hình

Năm 2017, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ hoa tươi của TP Bắc Giang và các tỉnh, TP lân cận lớn, ông Nguyễn Văn Thoa, phố Cốc, xã Dĩnh Trì mạnh dạn thuê hơn 4 mẫu ruộng của các hộ dân tại thôn Núi (cùng xã) để cấy lúa kết hợp trồng hoa. Ngay năm đầu tiên, cùng với duy trì cấy hai vụ lúa, gia đình ông đưa giống hoa lay ơn vào trồng trong vụ đông. 

{keywords}

Mô hình trồng, kinh doanh cây cảnh của gia đình anh Nguyễn Văn Lân.

Năm 2019, ông mở rộng diện tích trồng hoa từ 5 sào lên hơn một mẫu; đầu tư kinh phí xây dựng 2 nghìn m2 nhà lưới, một phần để sản xuất giống hoa, một phần để trồng các cây rau màu vụ đông như: Su hào, bắp cải và một số loại dưa. Hiện toàn bộ hơn 4 mẫu ruộng của gia đình được khai thác triệt để với cơ cấu hai vụ lúa, một vụ hoa, rau màu; trừ chi phí gia đình ông thu lãi hơn 300 triệu đồng/năm.

Cách đây gần 3 năm, anh Nguyễn Văn Lân, thôn Núi (xã Dĩnh Trì) thuê gần 5 nghìn m2 đất của người dân trong thôn làm nhà lưới để trồng, kinh doanh các loại cây cảnh. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, gia đình anh trồng, kinh doanh nhiều loại cây, từ cây lấy bóng mát đến cây cảnh, trang trí trong nhà và cây phong thủy. Hiện sản phẩm của gia đình không chỉ có mặt tại thị trường TP Bắc Giang mà đã vươn ra một số tỉnh, TP khác như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên...

Với áp lực đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp trong khi nhu cầu về nông sản sạch, an toàn lại tăng cao, thời gian qua, TP Bắc Giang đã xây dựng thành công nhiều mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp chất lượng cao. Nhiều cá nhân, tổ chức đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất, thay vì trồng các sản phẩm nông nghiệp thu hoạch lấy sản phẩm thông thường thì người dân mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất kết hợp với du lịch trải nghiệm. 

Ghi nhận tại phim trường phường Đa Mai cho thấy, để đáp ứng nhu cầu tham quan, chụp ảnh của người dân, trên diện tích hơn 7 ha đất nông nghiệp thuê của người dân, chủ cơ sở đầu tư hạ tầng, đưa vào trồng nhiều giống hoa mới, đồng thời liên kết với một số công ty du lịch để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. 

Tương tự, trên diện tích 3 nghìn m2 đất nông nghiệp thuê của người dân, Hợp tác xã Sản xuất thương mại và Dịch vụ Organic, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cũng trồng đầy đủ các loại cây rau, hoa công nghệ cao trong nhà lưới, nhà màng, thủy canh, khí canh, xây dựng hệ thống nuôi cá bằng công nghệ Aqua Ponic, hệ thống nuôi cá tuần hoàn tận dụng chất thải bảo vệ môi trường... 

Ông Lưu Đình Hợp, Giám đốc Hợp tác xã cho biết: “Đầu tư nông nghiệp sạch gắn với trải nghiệm du lịch là hình thức mới nhằm mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất. Việc thu hút các cháu học sinh đến tham quan thực nghiệm và có thể trực tiếp trồng những cây mình yêu thích vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa lan tỏa những giá trị cộng đồng, góp phần thúc đẩy tiềm năng nông nghiệp của địa phương”.

Đầu tư hạ tầng vùng sản xuất tập trung

Do nhu cầu phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp tại TP Bắc Giang ngày càng bị thu hẹp. Hiện toàn TP có khoảng 1,7 nghìn ha đất nông nghiệp (trong đó có khoảng 1,3 nghìn ha trồng lúa), tập trung ở các phường, xã: Dĩnh Kế, Đa Mai, Dĩnh Trì, Tân Tiến, Đồng Sơn, Song Khê, Tân Mỹ, Song Mai và sẽ giảm còn khoảng 800 ha vào năm 2030.

Để nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, cùng với định hướng người dân xây dựng mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp chất lượng cao, cơ quan chuyên môn chủ động tham mưu với UBND TP có những cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích người dân sản xuất, đưa vào trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. 

Hiện toàn TP có khoảng 1,7 nghìn ha đất nông nghiệp (trong đó có khoảng 1,3 nghìn ha trồng lúa), tập trung ở các phường, xã: Dĩnh Kế, Đa Mai, Dĩnh Trì, Tân Tiến, Đồng Sơn, Song Khê, Tân Mỹ, Song Mai và sẽ giảm còn khoảng 800 ha vào năm 2030. Để phát triển nông nghiệp, TP xác định các vùng sản xuất tập trung với sản phẩm đặc thù như: Đào (phường Dĩnh Kế, xã Dĩnh Trì); hoa ly (xã Song Mai); cây cảnh (xã Dĩnh Trì); rau màu các loại (xã Tân Tiến, phường Đa Mai)...

Hiện TP đã xác định một số vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm đặc thù như: Đào (phường Dĩnh Kế, xã Dĩnh Trì); hoa ly (xã Song Mai); cây cảnh (xã Dĩnh Trì); rau màu các loại (xã Tân Tiến, phường Đa Mai)... 

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Dĩnh Trì nói: “Theo kế hoạch đến năm 2030, toàn xã chỉ còn khoảng 26 ha đất sản xuất nông nghiệp tại một số thôn như: Núi, Riễu, Nguộn... 

Để khai thác hiệu quả diện tích này, cùng với định hướng một số cây trồng chủ lực để phát triển gồm: Cây cảnh, hoa các loại..., UBND xã sẽ hỗ trợ tối đa để các hộ, hợp tác xã được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh, TP”.

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, những năm qua, TP Bắc Giang đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách, rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp từng vùng. Trong đó, ưu tiên mở rộng diện tích trồng rau an toàn tập trung, trồng hoa, phát triển các mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, trồng cây cảnh.

Cụ thể, UBND TP sẽ hỗ trợ 70% giá giống, vật tư nông nghiệp cũng như chi phí chăm sóc đối với các mô hình trồng hoa có quy mô từ 1 ha trở lên và trồng lúa từ 50 ha trở lên. Tại hai vùng sản xuất tập trung đã được hình thành tại xã Song Mai (12 ha) và Dĩnh Trì (26 ha), UBND TP bố trí nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, kênh mương). 

Đến nay đã hoàn thiện đầu tư hạ tầng vùng sản xuất tập trung tại xã Dĩnh Trì với tổng kinh phí 20 tỷ đồng, chuẩn bị đầu tư tại vùng sản xuất hoa tập trung tại xã Song Mai với số vốn 10 tỷ đồng. 

Ông Trần Văn Thanh, Trưởng Phòng Kinh tế TP Bắc Giang cho biết: “TP đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây rau màu, hoa, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Tại các vùng sản xuất tập trung, bên cạnh đầu tư hạ tầng, chúng tôi sẽ quan tâm mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư để nâng cao hiệu quả canh tác, nghiên cứu đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng như giống mới vào sản xuất để nâng chất lượng sản phẩm”.

Bài, ảnh: Sỹ Quyết

Sản xuất vụ đông: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị
(BGĐT) - Trong bối cảnh KT-XH bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vụ đông năm nay được tỉnh Bắc Giang xác định có ý nghĩa quan trọng, vừa bảo đảm nhu cầu thực phẩm dịp cuối năm, vừa mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Do đó, sản xuất cây vụ đông không nặng về chỉ tiêu diện tích mà coi trọng giá trị, chất lượng sản phẩm.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa: Hình thành nhiều vùng chuyên canh
(BGĐT) - Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã khai thác được những lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển nông nghiệp hàng hóa, hình thành nhiều vùng chuyên canh.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giải pháp giảm nghèo vùng DTTS
(BGĐT) - Từ chuyển đổi phương thức canh tác, đưa giống cây, con mới vào sản xuất, đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không ngừng nâng lên, từng bước giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...