Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo đột phá trong phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã

Cập nhật: 13:51 ngày 23/09/2022
(BGĐT)- Sáng 23/9, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) năm 2022 với chủ đề “Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong kỷ nguyên mới" gắn với thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, kết hợp trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX đồng chủ trì tại điểm cầu Hà Nội.

Đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh và doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.

{keywords}

Đồng chí Lê Ánh Dương chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc tổ chức diễn đàn nhằm truyền tải thông điệp quan trọng của tinh thần đổi mới, sáng tạo, đột phá đối với mô hình KTTT. Chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan của sự phát triển và được xác định là yêu cầu bắt buộc. Do đó phải quyết tâm CĐS một cách có hiệu quả tại khu vực kinh tế hợp tác và HTX.

CĐS giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời giúp các cấp, ngành thay đổi phương thức và nâng cao năng lực quản lý điều hành.

Nhấn mạnh CĐS là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, Thủ tướng gợi mở một số nội dung thảo luận, như: Phân tích cơ hội và thách thức trong CĐS quốc gia nói chung và CĐS trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX nói riêng; những kinh nghiệm trong nước, quốc tế và đề xuất giải pháp (đặc biệt là giải pháp thể chế, chính sách) và các giải pháp cụ thể gắn với từng bộ, ngành cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số tại khu vực kinh tế hợp tác, HTX

Tính đến hết tháng 6/2021, cả nước có hơn 17,7 nghìn HTX nông nghiệp và 78 liên minh HTX nông nghiệp; số lượng thành viên hơn 3,7 triệu; tổng số vốn, tài sản bình quân của HTX nông nghiệp hơn 2,3 tỷ đồng; doanh thu bình quân đạt 2,44 triệu đồng và lãi hơn 300 triệu đồng/năm.

Theo kết quả khảo sát, 83,5% HTX đánh giá việc CĐS là cần thiết; 18,9% HTX đã có kế hoạch với lộ trình thực hiện cụ thể; 68% HTX có sử dụng ít nhất một trong các phương thức giới thiệu và bán sản phẩm trực tuyến.

Diễn đàn đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh thực trạng, khó khăn, nguyên nhân của những thực trạng, khó khăn và giải pháp thúc đẩy phát triển ứng dụng CĐS trong khu vực kinh tế tập thể (KTTT).

Đại diện Liên minh HTX Việt Nam đánh giá, quá trình CĐS khu vực KTTT diễn ra còn chậm, chưa chủ động. Nhiều HTX chưa xây dựng chiến lược, kế hoạch CĐS cụ thể, cán bộ quản lý HTX chưa thực sự quyết tâm trong thực hiện CĐS.

{keywords}

Đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh dự hội nghị.

Nhiều HTX không có máy tính, hoặc có trang bị nhưng thiếu các thiết bị phụ trợ như máy in, máy quét (scan) tài liệu..., năng lực tài chính đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ CĐS của HTX còn hạn chế. Các HTX được hỗ trợ tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường khiêm tốn.

Nhiều ý kiến đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đồng thời bố trí kinh phí hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao về CĐS trong khu vực KTTT.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn các đại biểu đã tham dự diễn đàn với nhiều ý kiến đóng góp thiết thực. Đồng chí yêu cầu Văn phòng Chính phủ tiếp thu, chọn lọc, tham mưu để tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần thay đổi nhận thức, tư duy về CĐS trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác và HTX trong bối cảnh nền kinh tế số. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là nhân tố cốt lõi gắn với đổi mới quản lý phương thức hoạt động của mô hình kinh tế này.

Các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về HTX, lưu thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành khác. Tập trung xây dựng một số nền tảng kỹ thuật số hỗ trợ HTX như thông tin về thị trường khoa học công nghệ, trao đổi tư vấn chính sách đào tạo giao dịch điện tử, hợp tác quốc tế…

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp, thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động có tầm nhìn dài hạn về kinh tế hợp tác, HTX phát triển nhanh bền vững.

Các bộ, ngành, địa phương và chủ thể liên quan rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ đó đề xuất sửa đổi các quy định bất cập cản trở sự phát triển của KTTT và CĐS.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật HTX năm 2012 và các văn bản quy định pháp luật khác có liên quan. Đặc biệt, các nội dung CĐS là một trong những nội dung quan trọng làm nền tảng thể chế hóa các nội dung chính sách đặc thù về kinh tế hợp tác, HTX.

Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách, các quy định cho việc thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản bằng công nghệ số, kết nối cung cầu, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Có chính sách hỗ trợ thu hút nguồn lực, ứng dụng khoa học công nghệ CĐS, mở rộng thị trường cho khu vực KTTT. Thống nhất đồng bộ khi xây dựng các chương trình, đề án, dự án CĐS. Hỗ trợ về kỹ thuật, đội ngũ tư vấn cho các HTX thực hiện CĐS một cách có hiệu quả.

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản lý HTX về CĐS và có chương trình đào tạo kỹ năng số cho các thành viên và người lao động trong HTX. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm áp dụng công nghệ số hiện đại từ đầu vào đến đầu ra.

Các bộ, ngành liên quan phối hợp các địa phương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình tổng thể phát triển KTTT trên phạm vi toàn quốc, bảo đảm các nguồn lực trong thực hiện các chương trình CĐS.

Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương hướng dẫn các tổ chức KTTT có dự án ứng dụng nâng cao trình độ khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và CĐS được vay vốn trung, dài hạn từ Quỹ Phát triển khoa học công nghệ quốc gia.

Các địa phương sử dụng lồng ghép, linh hoạt các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện CĐS trong khu vực KTTT. Cùng đó, các HTX cần phải tự chủ nguồn lực thực hiện công tác CĐS để trao đổi, chia sẻ, tìm hiểu thị trường xây dựng thương hiệu, sản phẩm OCOP.

Hệ thống Liên minh HTX tiếp tục đổi mới hoạt động, thể hiện tốt vai trò cầu nối của Đảng và Nhà nước với khu vực KTTT. Bám sát tình hình, nắm rõ những khó khăn, nhu cầu của HTX để phản ánh đến các cấp có thẩm quyền, xem xét quyết định; phải vào cuộc sâu hơn, kịp thời hướng dẫn các thủ tục để các HTX tăng khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp: Tinh thần đổi mới, tinh thần sáng tạo CĐS mạnh mẽ để mô hình kinh tế HTX có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức, tư duy, hành động và hiệu quả, góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.

Tin, ảnh: Thế Đại

TP Bắc Giang: Tích cực chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh
(BGĐT) - Với sự tập trung cao, đến nay TP Bắc Giang đứng tốp đầu khối các huyện, TP của tỉnh Bắc Giang về công tác chuyển đổi số (CĐS). Đây là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng đô thị thông minh, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang
(BGĐT) - Ngày 10/9, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định về Ngày Chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang. Theo đó, ngày 10/10 hằng năm được chọn là Ngày Chuyển đổi số tỉnh Bắc Giang.
Triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy chuyển đổi số
(BGĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công văn chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy chuyển đổi số trong năm 2022.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...