Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Kinh tế hồi phục, tăng trưởng ấn tượng

Cập nhật: 08:57 ngày 27/09/2022
(BGĐT) - 9 tháng năm nay, tình hình KT-XH của tỉnh Bắc Giang tiếp tục tăng trưởng cao, nằm trong tốp dẫn đầu cả nước. Đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn vượt qua đại dịch Covid-19, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, kiên trì “mục tiêu kép” để hồi phục kinh tế, đạt được kết quả ấn tượng.

Nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất

Những ngày này, Công ty TNHH Đồ gia dụng Blue&Green, Khu công nghiệp (KCN) Quang Châu đang tập trung nhân lực hoàn thành các đơn hàng cho đối tác, bảo đảm đúng hạn. Là doanh nghiệp (DN) nước ngoài hoạt động tại Bắc Giang từ năm 2019, đơn vị chuyên ép nhựa, đồ gia dụng, linh kiện với hơn 200 công nhân. Sản phẩm làm ra 50% được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, còn lại cung cấp cho DN, tập đoàn lớn tại Việt Nam. 

{keywords}

Công nhân Công ty TNHH Đồ gia dụng Blue&Green hoàn thiện sản phẩm.

Ông Lu Công, Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “Thời điểm này năm ngoái, chúng tôi sản xuất cầm chừng, khó khăn. Khi có công nhân thì không có đơn hàng hoặc có đơn hàng thì không đủ nhân lực sản xuất. Năm nay, được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng tỉnh, DN kết nối, tiếp cận nhiều đối tác nên sản xuất dần ổn định. Doanh thu 9 tháng đạt hơn 100 tỷ đồng, bằng cả năm ngoái”. Cũng theo đại diện DN, có tiềm lực kinh tế, Công ty đầu tư hơn 2,4 triệu USD mở rộng dây chuyền mới tại KCN Vân Trung, dự kiến sẽ vận hành vào đầu năm 2023.

Công ty TNHH BOI Việt Nam (KCN Quang Châu) cũng là một trong những DN nhanh chóng ổn định sản xuất sau dịch, có giá trị sản xuất công nghiệp đạt cao. Chuyên sản xuất linh kiện điện tử, bản mạch, thiết bị đo lường, hiện DN có 400 lao động, tăng 100 lao động so với năm trước. Công ty đang đầu tư mở rộng quy mô tại KCN Việt Hàn với số vốn khoảng 12,6 triệu USD. Công ty sẽ sản xuất thêm một số sản phẩm mới, tăng số công nhân lên 3-4 lần so với hiện tại.

Nhìn chung, sau một thời gian ổn định các điều kiện quay trở lại sản xuất, các DN hoạt động hết công suất, tăng ca để hoàn thiện đơn hàng đúng hợp đồng, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Sản xuất công nghiệp do vậy tiếp tục duy trì đà phục hồi mạnh, làm động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm nay tăng 44,2% so với cùng kỳ. 

Hầu hết các ngành trọng yếu đều tăng mạnh. Cụ thể, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 60,8%, sản xuất đồ uống tăng 87,8%, sản xuất thiết bị điện tăng 35,1%; sản xuất trang phục tăng 6,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 6,2%... 

Đến nay, trong các KCN có 395 DN hoạt động với hơn 186 nghìn lao động làm việc. Giá trị sản xuất công nghiệp giá thực tế 9 tháng đạt hơn 307 nghìn tỷ đồng, tăng 50,9% so với cùng kỳ. Trong đó, đóng góp chính cho giá trị sản xuất công nghiệp là DN khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với gần 271 nghìn tỷ đồng, điển hình như: Công ty TNHH Fuhong Precision component; Công ty TNHH Samkwang vina, Công ty TNHH Công nghệ Lens Việt Nam.

Rà soát, có giải pháp hỗ trợ theo nhóm vấn đề

Các DN hồi phục nhanh, không ngừng mở rộng sản xuất, kinh doanh đã đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Với giá trị sản xuất công nghiệp đạt cao, tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý III đạt 23,74%, góp phần đưa GRDP 9 tháng duy trì ở mức cao (23,9%), nằm trong tốp đầu cả nước.

{keywords}

Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH BIO Việt Nam (KCN Quang Châu).

Kinh nghiệm cho thấy, đạt được kết quả trên là do bám sát chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh quyết liệt thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi phát triển KT-XH; đồng thời giải quyết linh hoạt, kịp thời những vấn đề cấp bách phát sinh. Tỉnh tập trung nắm bắt tình hình, chỉ đạo, triển khai hiệu quả các chính sách thích ứng linh hoạt, đồng thời hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh giúp DN yên tâm duy trì, tăng quy mô. 

Đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư đối với 7/8 KCN, 21/45 cụm công nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; đầu tư kết nối với hạ tầng giao thông và các hạ tầng phụ trợ khác. Quan tâm rà soát, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN phát triển. 

“Hiện các thủ tục khi tiến hành đầu tư, điều chỉnh của DN đều có thể thao tác online, rất tiện lợi cho DN. Chúng tôi thấy rằng đây là việc cải thiện rất tốt của tỉnh, mong địa phương tiếp tục duy trì và hỗ trợ tốt hơn nữa cho DN”- ông Lu Công, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đồ gia dụng Blue&Green cho biết thêm.

{keywords}
Để hỗ trợ DN hiệu quả, tổ công tác cần rà soát, phân loại từng nhóm vấn đề kiến nghị, khó khăn của DN. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp sát thực, tháo gỡ kịp thời, xử lý nhanh những vụ việc, tình huống mà DN đang gặp phải”.

Đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều DN có kết quả sản xuất, kinh doanh đạt cao thì một số DN vẫn còn khó khăn. 

Khắc phục hạn chế này, nhằm giữ đà tăng trưởng, Bắc Giang chỉ đạo phát huy hơn nữa vai trò của Ban Chỉ đạo Hỗ trợ đầu tư và Phát triển DN tỉnh; Tổ công tác tiếp nhận các thông tin, phản ánh của DN, nhà đầu tư. 

Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng vào các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường. Duy trì hoạt động theo dõi, nắm bắt, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc cho DN về nguyên liệu sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, lao động, vốn. 

Tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 9, đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nêu: “Để hỗ trợ DN hiệu quả, tổ công tác cần rà soát, phân loại từng nhóm vấn đề kiến nghị, khó khăn của DN. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp sát thực, tháo gỡ kịp thời, xử lý nhanh những vụ việc, tình huống DN đang gặp phải”.

Bài, ảnh: Trường Sơn

Bắc Giang nằm trong top 10 địa phương tăng trưởng GRDP trung bình cao nhất cả nước
Trong giai đoạn 2015-2021, top 10 địa phương có tăng trưởng GRDP trung bình cao nhất cả nước có 4 địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, 4 địa phương thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc và 2 địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
Xây dựng các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn để chủ động thích ứng
Ngày 6/9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8/2022. Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng tham dự phiên họp.
Phát triển kinh tế ban đêm: Động lực tăng trưởng kinh tế mới
(BGĐT) - Kinh tế ban đêm ngày càng được nhiều địa phương trong nước chú trọng khai thác và coi là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế mới. Hiện trên địa bàn tỉnh cũng hình thành nhiều khu vực chợ đêm, dãy quán ăn ở TP Bắc Giang, ven các khu công nghiệp (KCN) và trung tâm các huyện.   
Nhiều điểm sáng trong phục hồi, tăng trưởng kinh tế
Chiều 4/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, lãnh đạo các bộ, ngành đã thông tin về nhiều điểm sáng, kết quả tích cực trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...