Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Người dân thu nhập cao từ hoa sâm Nam núi Dành

Cập nhật: 10:23 ngày 05/10/2022
(BGĐT) - Thời điểm này, sâm Nam núi Dành tại các xã Việt Lập và Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang cho thu hoa rộ. Nông dân phấn khởi vì hoa sâm bán dễ, cho lợi nhuận cao.
{keywords}

Bà Nguyễn Thị Nhung thu hoạch hoa sâm.

Cuối năm 2021, hộ bà Nguyễn Thị Nhung, thôn Nguộn, xã Liên Chung đầu tư hơn 500 triệu đồng để trồng hơn 1 ha sâm Nam núi Dành. Mặc dù cây trồng chưa được 1 năm nhưng đã cho hoa. Cây nhỏ, hoa chưa nhiều nhưng bà Nhung đã thu được hơn 4 tạ hoa tươi, tương ứng 50 kg hoa khô. Với giá bán bình quân 1 triệu đồng/kg hoa khô, gia đình bà thu về khoảng 50 triệu đồng.

Được biết, huyện Tân Yên hiện có khoảng 35 ha sâm Nam núi Dành, trong đó khoảng 27 ha đã cho thu hoạch hoa và 5 ha cho thu hoạch củ. Chị Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ sâm Nam núi Dành Liên Chung cho biết, sâm trồng sau gần 1 năm bắt đầu ra hoa. Vụ hoa sâm Nam kéo dài từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 10. Cây trồng đạt 4 tuổi trở lên sẽ cho năng suất tương đương 40 kg khô/sào. Chỉ tính tiền bán hoa sâm, người trồng thu về hàng trăm triệu đồng/ha/năm (tùy chất lượng sản phẩm).

Chị Dung thông tin, sau kiểm nghiệm cho thấy, hàm lượng saponin (chất chống lão hoá) trong hoa sâm Nam rất cao, thậm chí còn cao hơn lượng saponin trong củ nếu khai thác hoa vào thời điểm nụ còn chúm chím.

{keywords}

Hộ anh Nguyễn Văn Điện, thôn Lãn Tranh 3, xã Liên Chung đầu tư máy móc để sấy hoa sâm.

Hoa sâm Nam núi Dành hiện trở thành đặc sản được chế biến thành sản phẩm Trà nụ hoa sâm Nam núi Dành - thức uống thanh nhiệt, bổ mát rất có giá trị. Trà nụ hoa sâm Nam núi Dành đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của Bắc Giang năm 2022.

Ngoài ra, hoa sâm Nam núi Dành có thể ăn sống, nấu chín, hoặc hầm với nhiều loại thực phẩm khác rất bổ dưỡng vì giàu saponin, axit amin, vitamin… giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, khả năng miễn dịch.

Sau trồng từ 3 đến hơn 5 năm, sâm Nam mới cho thu hoạch củ, do đó, nguồn lợi từ hoa sâm giúp các hộ tăng thêm thu nhập trong thời gian chờ thu hoạch củ, bảo đảm trang trải cuộc sống và đầu tư phân bón chăm sóc cây.

Tin, ảnh: Đại La

Hiệp hội Doanh nghiệp và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội hợp tác sản xuất sâm nam núi Dành
(BGĐT) - Ngày 8/8, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA), Công ty cổ phần tập đoàn MH Group và Công ty cổ phần Dosimiheng Việt Nam có cuộc khảo sát, tìm hiểu cơ hội hợp tác về sản xuất sâm nam núi Dành ở huyện Tân Yên (Bắc Giang).
Khởi nghiệp với sâm Nam núi Dành
(BGĐT) - Quyết tâm khởi nghiệp từ đồng đất quê hương, anh Nguyễn Văn Điện (SN 1986) ở thôn Lãn Tranh I, xã Liên Chung (Tân Yên - Bắc Giang) đã vươn lên làm giàu từ mô hình nhân giống sâm quý và chăn nuôi tổng hợp.
Kỹ thuật mới trong nhân giống cây sâm Nam núi Dành
(BGĐT) - Cuối năm 2018, ông Vũ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng (Sở Nông nghiệp và PTNT) cùng cộng sự đã nghiên cứu và ứng dụng thành công “Ứng dụng thực nghiệm trong sản xuất giống sâm Nam núi Dành”. Giải pháp có nhiều tính mới, sáng tạo, góp phần bảo tồn, phát triển, cải thiện hệ số nhân giống, nâng giá trị kinh tế, hiệu quả xã hội của loại cây dược liệu quý.  
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...