Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Lợi ích “kép” từ du lịch nông thôn

Cập nhật: 17:03 ngày 19/11/2022
(BGĐT)- Khai thác lợi thế về sản xuất nông nghiệp cũng như những đặc trưng văn hóa tại các làng quê, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã bắt tay với nông dân đầu tư, phát triển du lịch. 

Doanh nghiệp-nông dân chung tay

Sau 6 năm đi vào hoạt động, giữa năm nay, Hợp tác xã (HTX) Rau sạch Yên Dũng, xã Tiến Dũng (Yên Dũng) mở rộng quy mô sản xuất từ 13 ha lên 65 ha, trong đó có 15 ha nhà màng, nhà lưới; tại mỗi thửa ruộng được gắn bảng, biển hiệu để nhận biết. Ngoài các loại rau, HTX đưa vào trồng nhiều loại cây mới, giá trị kinh tế cao như: Cà chua, dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa chuột baby, dưa Kim Hoàng Hậu, nho Hạ đen...

{keywords}

Học sinh trải nghiệm tại HTX Rau sạch Yên Dũng.

Chung tay cùng địa phương xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, giữa năm nay, HTX quyết định đầu tư gần 4 tỷ đồng xây dựng điểm du lịch trải nghiệm trong khu vực sản xuất tại xã Tiến Dũng. Theo đó, HTX xây dựng các mô hình trải nghiệm, thực hành từ sản xuất, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế cho du khách (đối tượng chính là học sinh - PV). 

Đến nay, sau gần 1 tháng đi vào hoạt động, HTX đón hơn 1 nghìn học sinh đến từ các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn huyện và TP Bắc Giang đến tham quan, trải nghiệm. 

Cô giáo Trịnh Thị Thuyên, chủ cơ sở mầm non Quang Anh, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) chia sẻ: “Trải nghiệm tại HTX Rau sạch Yên Dũng, học sinh có không gian rộng, thoáng và sạch sẽ để khám phá, tìm hiểu về các loại cây trồng cũng như quy trình sản xuất nông nghiệp. Đây là điểm mới, cuốn hút các em”.

Với hơn 600 HTX nông nghiệp, hơn 150 vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung, gần 260 mã vùng trồng (chủ yếu vải thiều, nhãn, dưa hấu) đã được cấp, 180 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao trở lên, gần 750 di tích lịch sử, văn hóa đã mang đến cho các địa phương thế mạnh để phát triển du lịch nông thôn.

Với hơn 600 HTX nông nghiệp, hơn 150 vùng sản xuất rau, cây ăn quả tập trung và gần 260 mã vùng trồng (chủ yếu vải thiều, nhãn, dưa hấu) đã được cấp, gần 750 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng đã mang đến cho các địa phương thế mạnh để phát triển du lịch nông thôn. 

Thêm vào đó, sau 4 năm triển khai, toàn tỉnh có 180 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao trở lên. Điều này không chỉ góp phần làm đa dạng sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch của tỉnh mà còn thông qua đó, gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, giúp quảng bá hình ảnh đất và người Bắc Giang đến với du khách.

Khai thác lợi thế này, nhiều doanh nghiệp, HTX bắt tay với nông dân tổ chức điểm, tour, tuyến du lịch cộng đồng, trong đó có những điểm đã được nhiều người biết đến. Điển hình như HTX Thân Trường, thị trấn Phồn Xương (Yên Thế) thành công khi đầu tư xây dựng điểm du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven tại xã Xuân Lương. 

Đến với điểm du lịch, du khách không chỉ được tham gia các công đoạn sản xuất, chế biến chè mà còn thưởng thức các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Lan như: Gà đồi, xôi ngũ sắc, trứng kiến, nhộng ong... Để khai thác đặc sản, đặc trưng của huyện Lục Ngạn, HTX Du lịch cộng đồng Đồng Dao, xã Quý Sơn (Lục Ngạn) xây dựng điểm du lịch sinh thái Đồng Dao - hồ Bầu Lầy. 

 Đến đây, mọi người đi thuyền, bè khám phá hồ và lên đảo thăm các vườn vải thiều, cây có múi vào vụ thu hoạch, nghe dân ca Sán Chí, hát then của người Tày... 

Ông Đinh Văn Phương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn cho biết: "Huyện đang tập trung hướng dẫn, hỗ trợ HTX củng cố cơ sở vật chất để sẵn sàng phục vụ du khách trong vụ thu hoạch cam, bưởi năm nay. Về lâu dài, địa phương định hướng phát triển điểm du lịch này thành sản phẩm OCOP".

Nhà nước hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, mặc dù trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số mô hình du lịch nông thôn dưới hình thức homestay, farmstay và một số trang trại có kết hợp dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp cho du khách song số lượng còn ít, quy mô nhỏ, mang tính tự phát. 

{keywords}

Nhà vườn tại xã Giáp Sơn (Lục Ngạn) xây dựng chòi đón du khách đến tham quan.

Các dự án đầu tư về du lịch chậm triển khai, một số nhà đầu tư chiến lược lớn mới dừng ở nghiên cứu, lập quy hoạch. Tại một số điểm, khu du lịch, do cơ sở vật chất chưa đồng bộ nên khả năng đón tiếp khách hạn chế; hoạt động trải nghiệm đơn điệu...

Để hỗ trợ các mô hình, tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh đăng ký, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ 11 mô hình du lịch nông thôn trong xây dựng NTM. 

Ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: “Trong 11 mô hình, ngoài sản phẩm du lịch - sinh thái bản Ven được công nhận OCOP 3 sao, các mô hình khác vẫn đang trong quá trình xây dựng, tìm hướng phát triển. Ví như điểm du lịch cộng đồng, sinh thái Khe Rỗ, thôn Nà Ó, xã An Lạc (Sơn Động), dù có tiềm năng song chưa có sự liên kết với các công ty lữ hành”.

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Cuối năm 2021, UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022-2030. 

Theo đó, giai đoạn này, tỉnh sẽ bố trí kinh phí hỗ trợ 35 điểm thuộc các mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng; ưu tiên xây dựng 2 mô hình du lịch cộng đồng thí điểm để nhân rộng gồm: Điểm du lịch sinh thái Đồng Dao - hồ Bầu Lầy và HTX An Phú (thuyền bè trên nước) - thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn (cùng huyện Lục Ngạn). 

Đây cũng chính là 2 trong số 11 mô hình được tỉnh lựa chọn, đề nghị T.Ư hỗ trợ. Qua đánh giá, hai điểm này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng với những nét đặc trưng riêng.

Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nói: “Phát triển du lịch nông thôn sẽ mang đến lợi ích “kép” cho người dân, vừa phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái, vừa góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. 

Hiện ngành đang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về hỗ trợ cho các điểm du lịch do người dân tự đầu tư xây dựng, tạo “cú hích” trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, phát triển bền vững”.

Bài, ảnh: Sỹ Quyết

Các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023
(BGĐT) - Chiều 15/11, đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023 tổ chức họp triển khai nhiệm vụ. 
Bắc Giang triển khai Kế hoạch tổ chức Chương trình Du lịch mùa quả ngọt
(BGĐT) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Chương trình Du lịch mùa quả ngọt - Khảo sát, tọa đàm, liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2022 nhằm tạo mối liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, các doanh nghiệp, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng trao đổi thị trường giữa các địa phương.
Bắc Giang: Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023 diễn ra từ ngày 1 đến 6/2
(BGĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ khai hội Xuân và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023 nhằm giới thiệu đến nhân dân, khách du lịch trong nước và quốc tế về hình ảnh miền đất, con người và các giá trị di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của tỉnh Bắc Giang.
Bắc Giang: Khởi công xây dựng đường vào Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ
(BGĐT) - UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang)-chủ đầu tư vừa phối hợp Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hải Long (TP Bắc Giang)-nhà thầu khởi công dự án đường từ quốc lộ 31 vào Khu du lịch sinh thái Khe Rỗ, xã An Lạc (Sơn Động).

Nhiều HTX du lịch ở Lục Ngạn chuẩn bị đón khách mùa cam, bưởi
(BGĐT) - Đón mùa cam, bưởi sắp tới, nhiều hợp tác xã (HTX) du lịch tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang khẩn trương hoàn thành công trình, trang trí khu vui chơi điểm đón khách tham quan, trải nghiệm.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...