Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ba bước cải tạo đất trồng rau hiệu quả

Cập nhật: 14:47 ngày 23/11/2022
(BGĐT) - Sau thời gian dài trồng rau trên cùng một vị trí đất, nếu không được cải tạo, đất sẽ bị chai cứng, giảm dinh dưỡng khiến cây phát triển còi cọc, năng suất thấp. Vì vậy, bà con cần cải tạo đất để gia tăng thêm độ phì nhiêu cũng như loại bỏ mầm bệnh trong đất, không để ảnh hưởng tới cây trồng, với 3 bước cơ bản như sau:

- Bước 1: Phơi ải và trộn vôi bột.

Người trồng cần nhặt bỏ hết tàn dư cây trồng, cuốc đất phơi khô và đập nhỏ đất để gia tăng thêm oxy. Có thể không phải đập vụn hoàn toàn, để tầm 10-15% hạt đất to bằng đầu ngón tay và để ở phía dưới. Sau đó, rắc thêm vôi bột lên đất để ức chế sự phát triển của nấm bệnh. Vôi còn tác dụng ngăn chặn sự suy thoái đất, khử mặn, cung cấp thêm canxi cho đất.

{keywords}

Thu hoạch rau tại Công ty TNHH Thái ECO, xã Cảnh Thụy (Yên Dũng). Ảnh: BẢO LÂM

- Bước 2: Làm tơi xốp đất.

Người trồng tiến hành trộn thêm các giá thể khác như bã đậu tương, xơ mùn, trấu hun, vỏ lạc, vỏ đỗ, vỏ trứng... vào trong đất. Điều này giúp đất có thêm 1 phần dưỡng chất cho cây trồng.

- Bước 3: Bổ sung dinh dưỡng cho đất

Có thể cải tạo đất bằng nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau. Nhưng tốt nhất nên sử dụng nguồn dinh dưỡng hữu cơ như phân hữu cơ vi sinh trùn quế, phân hữu cơ vi sinh làm từ phân bò, phân gà… để bảo đảm sự bền vững, hạn chế đất bạc màu, chai cứng.

Một số nguồn phân bón hữu cơ mà người trồng có thể tự tạo ra từ việc tận dụng các nguồn rác thải, nguyên liệu nông nghiệp dễ tìm, sẵn có với chi phí rất rẻ như phân bón từ ủ rác bếp hữu cơ, phân bón từ cá, chuối, trứng, đậu tương. Trong quá trình ủ rác bếp hữu cơ hay ủ đạm cá, đạm chuối, đậu tương… người dùng sử dụng chế phẩm sinh học VBIO và rỉ mật đường để bảo đảm quá trình ủ được nhanh chóng, không mùi và đặc biệt là nguồn phân bón hữu cơ tạo nên có giá trị dinh dưỡng cao. 

Thời gian ủ từ 20-30 ngày có thể sử dụng được. Bón phân hữu cơ cho rau từ nguồn rác nhà bếp, phân bón từ cá, từ chuối trứng, đậu tương cho cây là phân hữu cơ 100%, vừa tốt cho cây trồng, vừa tốt cho sức khỏe con người cũng là một cách bảo vệ môi trường thiết thực và hữu hiệu.

Theo Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang

Hướng dẫn chăm sóc vải thiều
(BGĐT)- Dự báo, năm nay mùa đông đến sớm, nhiệt độ tháng 11-12 ở các tỉnh miền Bắc có xu hướng thấp hơn so với trung bình cùng kỳ từ 0,5-1 độ C và thường có mưa ẩm. Tuy nhiên, nửa cuối mùa đông (từ tháng 1-3/2023), thời tiết lại có xu hướng ấm hơn so với năm 2022. 
Chăm sóc rau màu trong mùa mưa bão
(BGĐT) - Do biến đổi khí hậu nên hiện tượng mưa, bão diễn ra bất thường. Để bảo đảm cây phát triển tốt, không bị thiệt hại, đặc biệt là khi gặp mưa bão to, dài ngày, bà con cần làm tốt các khâu sau:
Hướng dẫn chăm sóc một số cây ăn quả
(BGĐT) - Tháng 9 là thời điểm cuối mùa mưa nhưng dự báo vẫn xuất hiện một số trận mưa lớn. Ngoài ra, tại khu vực Bắc Giang xảy ra từ 1-2 đợt nắng nóng, sang đầu tháng 10 gió mùa hoạt động mạnh dần và thường xuyên hơn. Do đó, bà con cần lưu ý chăm sóc một số cây ăn quả như sau:
Chăm sóc vải thiều sau thu hoạch
(BGĐT) -  Vụ vải thiều năm 2022 thu hoạch muộn hơn so với năm 2021 từ 15-20 ngày. Để tạo điều kiện cho cây phục hồi nhanh và phát triển thân cành tốt, bảo đảm cho vụ quả năm sau, bà con chăm sóc cây giai đoạn sau thu hoạch như sau: 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...