Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Phong phú thị trường đồ lễ cúng ông Công, ông Táo

Cập nhật: 17:33 ngày 13/01/2023
(BGĐT) - Ngày 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ Bẩy (14/1), nhiều người được nghỉ, vì thế, khoảng vài ngày trở lại đây, thị trường đồ cúng ông Công, ông Táo diễn ra khá sôi động.

Khoảng 8 giờ ngày 13/1 (22 tháng Chạp), tại chợ Tiền Môn, phường Lê Lợi và chợ Thương, phường Trần Phú (TP Bắc Giang), người dân đi mua đồ lễ cúng ông Công, ông Táo khá đông. Qua khảo sát, giá một số mặt hàng phục vụ việc cúng ông Công, ông Táo tăng nhẹ.

{keywords}

Bộ đồ vàng mã cúng ông Công, ông Táo đắt khách.

Theo chủ một cửa hàng vàng mã tại chợ Thương, để phục vụ khách, cách đây cả tháng, chị đã tập kết vài trăm bộ đồ cúng ông Công, ông Táo. 

Khách mua buôn lấy hàng rải rác từ đầu tháng, còn mấy ngày nay, chủ yếu là phục vụ khách mua lẻ. Các bộ ông Công, ông Táo có đủ loại từ rẻ đến đắt, phù hợp với túi tiền của nhiều người. Trong đó, loại rẻ từ 30 - 80 nghìn đồng/bộ, loại tốt hơn có giá hơn 100 nghìn, loại cao nhất có giá 250 nghìn đồng/bộ. 

So với năm trước, giá mỗi bộ ông Công, ông Táo tăng từ 5 - 10 nghìn đồng, bộ cao nhất tăng khoảng 50 nghìn đồng. Chị Nguyễn Thị Yến ở khu Đồng Cửa, phường Lê Lợi mua 1 bộ ông Công, ông Táo cho hay: “Tôi xác định cúng lễ thành tâm là được nên chỉ mua bộ 40 nghìn đồng, còn lại mua hoa quả, trái cây, bánh kẹo và cá chép sống cúng xong thả phóng sinh”.

{keywords}

Cá chép đỏ cũng được nhiều người mua về cúng tiễn ông Công, ông Táo.

Ở các chợ vùng nông thôn, giá bán bộ đồ vàng mã cúng ông Công, ông Táo dao động từ 20-80 nghìn đồng/ bộ. Theo chủ một cửa hàng vàng mã tại thị trấn Chũ, người dân ở đây thường mua bộ đồ ông Công, ông Táo loại từ 40-60 nghìn đồng, loại 80 nghìn đồng rất ít người mua nên chị không nhập loại cao hơn.

{keywords}

Các cửa hàng hoa quả, trái cây cũng hút khách.

Cùng với đồ mã, mặt hàng cá chép đỏ sống cũng đắt hàng. Trong đó, loại cá to khoảng 3 - 4 ngón tay giá khoảng 30 nghìn đồng/con; loại trung bình 20 nghìn đồng; loại nhỏ hơn có giá từ 40 - 50 nghìn đồng/3 con. 

Em Nguyễn Minh Hiếu, học sinh Trường THPT Thái Thuận cùng mấy người bạn bày bán cá chép sống ở đầu đường Quang Trung, phường Trần Phú cho hay: “Tranh thủ nghỉ học, được người quen lấy cá ở chợ đầu mối cho, em rủ mấy bạn bán để trải nghiệm, học thêm kỹ năng sống, đồng thời hi vọng có thể kiếm được khoản tiền tiêu tết”.

{keywords}

Bưởi mã đẹp giá 30 nghìn đồng/quả, cao gấp đôi hàng bình thường.

Một số mặt hàng khác như hoa quả, gà sống cũng đông khách và có giá tăng nhẹ. Theo chị Nguyễn Thị Hoan, kinh doanh gà sống tại chợ Tiền Môn, phường Lê Lợi cho hay: "So với vài ngày trước, giá gà giáp ngày cúng ông Công, ông Táo không dao động là mấy. Một kg gà loại bình thường khoảng 70-90 nghìn đồng/kg. Loại luộc đẹp để làm lễ dao động từ 100-120 nghìn /kg. Loại gà ngon nhất nuôi thóc gạo, thả vườn giá từ 140-150 nghìn đồng/kg (cao hơn trước khoảng 10-20 nghìn đồng/kg)". 

{keywords}

Cùng với sắm lễ cúng ông Công, ông Táo, nhiều bà nội trợ đã mua lá dong về gói bánh trong dịp Tết Nguyên đán tới.

Dịp này, giá một số loại hoa tăng hơn. Ví dụ như hoa lay ơn, ngày rằm tháng Chạp chỉ khoảng 60 nghìn đồng/bó 10 bông loại đẹp nhất thì nay tăng lên từ 80 - 90 nghìn đồng; hoa ly từ 15-20 nghìn đồng/cành nay tăng lên 25-30 nghìn đồng/cành. Hoa cúc loại đẹp vẫn dao động từ 50-60 nghìn đồng. Hoa thược dược, hoa cúc bình thường loại 10 bông/bó khoảng 30-35 nghìn đồng. 

Các loại trái cây cũng đa dạng, phong phú và tăng nhẹ về giá. Giá táo ngọt Lục Ngạn dao động từ 35-40 nghìn đồng/kg; phật thủ từ 30-60 nghìn/quả; dưa vàng 45-60 đồng/kg. Riêng giá cam, bưởi dịp này giảm mạnh. Nếu khoảng 1 tháng trước, giá cam đường tại vườn Lục Ngạn dao động từ 45-60 nghìn đồng/kg thì nay giảm xuống còn 25-40 nghìn đồng. Cam Vinh từ 10-17 nghìn đồng/kg. Bưởi diễn năm nay chín muộn, bưởi đào đường và bưởi ngọt dao động từ 7-15 nghìn đồng/quả. Riêng loại bưởi có màu vàng, đỏ, mã đẹp vẫn có giá từ 20- 40 nghìn đồng/quả. Cùng với sắm lễ cúng ông Công, ông Táo, nhiều bà nội trợ kết hợp mua lá dong và các hàng hoá chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán tới. 

Theo phong tục dân gian cổ truyền, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công, ông Táo cưỡi cá chép về trời để báo cáo tình hình gia đình mình cai quản một năm qua. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, gia đình nào cũng cố gắng chuẩn bị mâm cỗ thinh soạn bao gồm gà, xôi, hoa quả, cá chép, vàng mã… để tiễn ông Công, ông Táo về trời. Vì thế, dự báo ngày 23 tháng Chạp, thị trường đồ cúng ông Công, ông Táo sẽ còn sôi động hơn. 

Thuỳ Ninh

Bất động sản công nghiệp là điểm sáng của thị trường
Đánh giá về thị trường bất động sản công nghiệp năm 2022, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, bất động sản công nghiệp được ghi nhận là điểm sáng.
Sản phẩm OCOP sẵn sàng phục vụ thị trường Tết
(BGĐT) - Nắm bắt nhu cầu thị trường, dịp này, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất trong tỉnh Bắc Giang có sản phẩm được công nhận OCOP đang tập trung chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán. Để nâng giá trị, nhiều chủ thể có hướng mở rộng sản xuất, khai thác hiệu quả “sao” của sản phẩm.
Việt Yên: Mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP
(BGĐT) - Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) và các cơ quan chuyên môn đã quan tâm phát triển sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Kinh tế năm 2022 - 2023: Thị trường chứng khoán đối đầu sóng gió
Chứng khoán Việt Nam trải qua năm 2022 đầy “sóng gió” nhưng giới phân tích, nhà quản lý vẫn tự tin cho rằng thị trường còn nhiều tiềm năng tăng trong trung và dài hạn do có những điểm tựa vững chắc.

Bắc Giang: Khởi động thị trường hàng Tết
(BGĐT) - Sau hai năm xảy ra đại dịch Covid-19, dự đoán sức mua của người dân dịp Tết Quý Mão 2023 sẽ tăng cao nên nhiều doanh nghiệp, đại lý bán lẻ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ động chuẩn bị nguồn hàng sớm, khởi động mùa kinh doanh Tết. 


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...