Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 33 °C / 24 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Kinh tế
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Bắc Giang: Doanh nghiệp xuất khẩu bứt phá

Cập nhật: 16:47 ngày 03/02/2023
(BGĐT) - Với quyết tâm vượt khó, tiếp tục giữ đà tăng trưởng, ngay từ đầu năm nhiều doanh nghiệp (DN) trong tỉnh Bắc Giang đã tập trung nguồn lực, đầu tư máy móc, công nghệ, tăng tốc sản xuất. Nhờ vậy, nhiều đơn hàng của DN đã ký với đối tác được thực hiện bảo đảm tiến độ, góp phần nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất

Cũng như các DN trong cả nước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm 2022 và đầu năm nay, nhiều DN trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như: Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao làm “đội” chi phí sản xuất; DN thiếu đơn hàng xuất khẩu… Đặc biệt, các DN xuất khẩu hàng may mặc, linh kiện điện tử chịu tác động lớn do thị trường tập trung ở Mỹ và các nước châu Âu. Trước thực tế đó, ngay từ đầu năm, nhiều DN xuất khẩu đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kết quả sản xuất kinh doanh đạt cao, tạo khí thế mới cho những tháng tiếp theo.

Những ngày này, hàng nghìn công nhân của Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang LNG (Lục Nam) tất bật hoàn thiện sản phẩm quần, áo tại các chuyền may để kịp cung cấp cho đối tác đã ký. Ông Hoàng Văn Lược, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cho biết: “Là đơn vị chuyên sản xuất các loại quần, áo xuất khẩu, trong đó phần lớn là áo Jacket, sản phẩm may mặc của DN chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu… Ngay tháng đầu năm nay, Công ty đã ký nhiều đơn hàng với đối tác nước ngoài. Tính riêng tháng 1/2023, Công ty đã xuất khẩu 20 công-ten-nơ hàng quần áo sang thị trường nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3 triệu USD”. 

Thời điểm này, DN vẫn tiếp tục tìm thêm đối tác để ký các đơn hàng mới. Điểm mới năm nay, DN đầu tư hơn 100 tỷ đồng xây mới khu nhà xưởng rộng hơn 22 nghìn m2 và lắp đặt thêm 10 chuyền sản xuất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Công ty phấn đấu năm 2023 xuất khẩu hơn 10 triệu sản phẩm quần áo, dự kiến giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 70 triệu USD, tăng từ 6-7% so với năm trước.

{keywords}

Dây chuyền sản xuất giấy của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.

Cũng như Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang LNG, thời điểm này, người lao động của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang (TP Bắc Giang) hối hả làm việc. Theo đại diện lãnh đạo DN này, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm giấy Tissue và Posy phục vụ người tiêu dùng trong nước, quốc tế, đầu năm nay đơn vị đã ký hợp đồng mua thêm dây chuyền sản xuất giấy hiện đại của châu Âu, công suất 18 nghìn tấn/năm, trị giá 180 tỷ đồng đưa vào vận hành. Theo ước tính, hết tháng 1, DN đã xuất khẩu gần 3 nghìn tấn giấy sang thị trường các nước: Mỹ, Úc, Singapore, Anh… tăng hàng trăm tấn so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, DN phấn đấu xuất khẩu 30 nghìn tấn giấy các loại, giá trị dự kiến đạt 35 triệu USD, tăng 20% so với năm trước. Thu nhập bình quân người lao động đạt 11,5 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ các DN trong nước, khối các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các khu công nghiệp (KCN): Vân Trung, Quang Châu, Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng, Hòa Phú cũng tập trung sản xuất ngay từ đầu năm với nhiều đơn hàng mới. Điển hình như: Công ty TNHH Fuhong Precision Component, KCN Đình Trám; Công ty TNHH Seojin Việt Nam, KCN Song Khê - Nội Hoàng; Công ty TNHH New Wing Interconnect technology, KCN Vân Trung; Công ty TNHH Hosiden Việt Nam, KCN Quang Châu…, mỗi DN đã xuất khẩu hàng chục lô hàng trong tháng 1.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, tháng 1 năm nay, nhờ các giải pháp tăng tốc trong sản xuất, kinh doanh nên các DN đã góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.

Rút ngắn thủ tục hành chính, hỗ trợ kịp thời

Dự báo kinh tế thế giới năm nay tiếp tục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu tăng giá khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của DN gặp nhiều trở ngại. Để hoàn thành mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 27 tỷ USD theo kế hoạch đề ra, tăng khoảng 19% so với năm trước, tỉnh đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Năm nay, tỉnh đặt ra mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 27 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với năm trước.

Tại một số hội nghị của UBND tỉnh thời gian gần đây, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Bắc Giang đạt hơn 44 tỷ USD, tăng 40% so với năm trước và nằm trong tốp 10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước. Với quyết tâm tiếp tục nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu thời gian tới, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để các DN phục hồi sản xuất, nhất là các DN FDI, qua đó tăng các đơn hàng xuất khẩu. Bởi đây là những dự án có đóng góp đáng kể vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh thời gian qua. Đồng thời khuyến khích các DN điều chỉnh tăng vốn đầu tư, mở rộng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất. Trong tháng 1, Bắc Giang đã cấp điều chỉnh tăng vốn cho 8 dự án FDI và dự án có vốn trong nước với số vốn tăng thêm hơn 91 triệu USD và hơn 500 tỷ đồng.

Song hành với các giải pháp trên, tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các huyện, TP rút ngắn thủ tục hành chính giúp DN tiếp cận đất đai nhanh chóng để mở rộng nhà xưởng sản xuất, sớm đưa vào hoạt động. Thành lập tổ công tác phối hợp với cơ quan chức năng ở cửa khẩu hỗ trợ các DN thực hiện thủ tục xuất, nhập khẩu. Đặc biệt là quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho DN.

Không chỉ vậy, các ngành liên quan đã và đang nỗ lực đồng hành, hỗ trợ DN. Theo ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương, điểm mới năm nay, Sở tập trung phối hợp làm tốt công tác dự báo nhu cầu, tình hình thị trường xuất khẩu cho DN; ứng dụng phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới để giúp DN đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Sở ưu tiên nguồn kinh phí khuyến công cho DN ứng dụng công nghệ mới, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, DN phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Cùng với đó, Cục thuế, Chi cục Hải quan Quản lý Các KCN tỉnh áp dụng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong quá trình hoạt động sản xuất, rút ngắn thủ tục thông quan hàng hóa. Về phía các DN, nhiều đơn vị nắm bắt cơ hội hiện nay Trung Quốc xoá bỏ chính sách “Zero Covid” nên đang nỗ lực tìm kiếm và phục hồi lại các đơn hàng với đối tác truyền thống, qua đó góp phần nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Bài, ảnh: Minh Linh

Tăng tốc thi công quốc lộ 31
(BGĐT) - Theo kế hoạch, đến cuối năm nay dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ (QL) 31 (gọi tắt là dự án) mới hoàn thành. Tuy nhiên, do tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) nhanh, nhà thầu tích cực thi công nên nhiều đoạn trên tuyến QL 31 sẽ được đưa vào sử dụng sớm, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và vụ thu hoạch vải thiều năm 2023. 
Tập trung thực hiện nhiệm vụ sáp nhập huyện Yên Dũng và TP Bắc Giang; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
(BGĐT) - Ngày 1/2, đồng chí Dương Văn Thái, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ đầu năm tại TP Bắc Giang, huyện Yên Dũng. Cùng dự có các đồng chí: Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành. 
Chú trọng mở rộng vùng nguyên liệu, chế biến sâu và xây dựng thương hiệu sâm núi Dành
(BGĐT) - Sáng 1/2, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, chỉ đạo sản xuất tại huyện Tân Yên. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Khoa học và Công nghệ.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...