Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chính phủ quy định về điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước

Cập nhật: 10:19 ngày 06/02/2023
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó, Nghị định nêu rõ quy định về điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước (Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất).
{keywords}

Ảnh minh họa.

Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện: Đã hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định; Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phế duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có các quy hoạch và quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực…

Nghị định cũng quy định thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm; Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm.

Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng nêu rõ, các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép bao gồm: Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây.

Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định của Nghị định này…

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2023.

Bắc Giang: Cấp bách bảo vệ tài nguyên nước
(BGĐT) - Nước là nhu cầu thiết yếu đối với đời sống con người, đóng vai trò chủ đạo, quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế. Do nhiều nguyên nhân, nguồn tài nguyên quý này đang bị nhiều tác nhân gây ô nhiễm, đòi hỏi các biện pháp bảo vệ kịp thời.  
Bắc Giang: Khởi tố 1 bị can về tội "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên"
(BGĐT) - Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phát hiện tại thôn Yên Tập Bắc, xã Yên Lư (Yên Dũng) có hoạt động khai thác khoáng sản (đất sét) trái phép. Công an huyện đã triển khai lực lượng, biện pháp tập trung đấu tranh làm rõ.
Đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường
(BGĐT) - Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong dịp Tết, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Theo TTXVN
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...