(BGĐT) - Để nghiên cứu, đưa giống mới vào trồng, năm nay, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sơn Động (Bắc Giang) liên kết trồng thử nghiệm 4,1 ha quế tại khoảnh 61, thôn Dõng, xã An Lạc.
Theo đó, trên diện tích rừng sản xuất của đơn vị, Công ty TNHH một thành viên Áp lực Hoà Phát (TP Bắc Giang) hỗ trợ toàn bộ giống quế (cây giống cao trung bình 40-60 cm) cùng phân bón cho năm đầu tiên; ước hơn 22 triệu đồng/ha.

|
Đến nay Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sơn Động đã hoàn thành trồng hơn 4 ha quế. |
Hiện Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sơn Động đã trồng toàn bộ diện tích hơn 4 ha quế với mật độ 5 nghìn cây/ha và giao cho các hộ dân chăm sóc, bảo vệ.
Theo cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sơn Động, so với các loại cây nguyên liệu khác, cây quế có tuổi đời khá dài, thường từ 15- 20 năm. Khi cây được 3-4 tháng tuổi, người dân có thể trồng xen ngô, sắn để che nắng cho quế.
Đến khi quế lớn sẽ tự khép tán, không cần chăm sóc và cho thu hoạch lần đầu khi được 7-8 năm tuổi. Theo tính toán, một cây quế có tuổi đời từ 7-10 năm bán được từ 150 - 200 nghìn đồng/cây; cây quế to bán cả lá, cành, vỏ, cây được khoảng hơn 2 triệu đồng/cây.
Anh Nguyễn Hồng Mạnh, Trưởng Phòng Kỹ thuật - Tổng hợp (Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sơn Động) cho biết: “Qua tìm hiểu, cây quê có đặc tính phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại huyện Sơn Động song để mở rộng diện tích trồng cần phải có thời gian theo dõi. Trước mắt, cán bộ kỹ thuật của đơn vị tập trung hướng dẫn các hộ nhận khoán kỹ thuật chăm sóc để cây sinh trưởng tốt”,
Tin, ảnh: Sỹ Quyết
Nâng hiệu quả trồng rừng thay thế(BGĐT) - Bằng các chính sách hỗ trợ cũng như nguồn thu từ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, những năm qua, tỉnh Bắc Giang quan tâm triển khai các dự án trồng rừng thay thế (TRTT). Thực tế cho thấy nhiều hộ dân, tổ chức tích cực tham gia TRTT, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng.
Triển vọng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn(BGĐT) - Đầu năm 2022, Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang triển khai mô hình “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai nuôi cấy mô AH1”, với quy mô 24 ha tại huyện Sơn Động. Mô hình hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường.
"Lợi ích kép" từ trồng rừng gỗ lớn(BGĐT) - Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Các mô hình trồng rừng gỗ lớn mang lại "lợi ích kép" đó là cho hiệu quả kinh tế vượt trội và bảo vệ môi trường.