Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long cả nước đạt hơn 47 triệu USD, giảm 48,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
 |
Ảnh minh họa. |
Thanh long Việt Nam đang được xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Thái Lan, Hà Lan, Nhật Bản là những quốc gia nhập khẩu thanh long lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm 2023, một số thị trường nhập khẩu thanh long của Việt Nam đã giảm mạnh lượng hàng; cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 25,9% và Nhật Bản giảm 35,4% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù gặp khó khăn trong những tháng đầu năm, song dự báo, tình hình xuất khẩu thanh long sẽ gặp thuận lợi hơn trong thời gian tới, bởi Trung Quốc là thị trường lớn nhất của thanh long Việt Nam, hiện đã mở cửa biên giới trở lại. Thị trường Trung Quốc đang chiếm khoảng 60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam. Năm 2023, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu xuất khẩu thanh long đạt giá trị hơn 1 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sang châu Âu đạt khoảng 76,3 tỷ USDVụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2022, tình hình thế giới và khu vực châu Âu có nhiều diễn biến phức tạp, khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều nước, tiêu dùng có xu hướng giảm… nhưng xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực.
Kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ hướng tới mục tiêu 25 tỷ USDNăm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản cả nước ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra, tăng 6,1% so với năm 2021. Trong vài năm tới, xuất khẩu dăm gỗ và viên nén tiếp tục có tín hiệu lạc quan khi nhu cầu thế giới vẫn cao, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ tăng. Dự báo năm 2023, gỗ viên nén có tiềm năng lọt vào nhóm các mặt hàng nông lâm sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Theo Hà Nội Mới