Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 32 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế / Nông nghiệp an toàn
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ông Vua lợn nái Bắc Giang thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn

Cập nhật: 09:15 ngày 17/11/2016
(BGĐT) - Anh Thân Văn Hùng, sinh năm 1975, tại thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Mai, huyện Việt Yên (Bắc Giang) được tôn là “ông Vua lợn nái” trong ngành chăn nuôi Bắc Giang. Hiện anh đang sở hữu một trang trại chăn nuôi hiện đại, có diện tích rộng 2,4 ha với hơn 1.200 con lợn nái và hệ thống hầm biogas khoa học.

{keywords}
Hệ thống hầm biogas được thiết kế khoa học giúp đàn lợn nái của trang trại anh Hùng phát triển tốt.

Với mô hình này thì mỗi tháng anh Hùng xuất ra thị trường 2.500 con lợn con và thu về hơn 600 triệu/tháng. Đây là mô hình nuôi lợn nái lớn nhất của tỉnh Bắc Giang. 

Xây dựng mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản theo hướng an toàn đồng thời đẻ nhiều con/ lứa/, heo nái sử dụng nhiều lứa, tỉ lệ heo con sống cao. Anh có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc heo nái sinh sản như:
Không cho phối lại, tỉ lệ phối lần đầu thành công lên tới 96%, đạt năng suất rất cao. Khi đưa hậu bị lên phối, nếu phối lần đầu bị thất bại thì có thể đào thải không cần quan tâm đến sẽ giảm hiệu quả kinh tế.
Theo anh Hùng, phải phối lúc sáng sớm, phối rất sớm (lúc 5 giờ). Lúc đó trại rất yên tĩnh. Hệ thống cho ăn tự động 7 giờ mới làm việc lúc đó tỉ lệ đậu thai cũng cao so với những nái phối thời điểm khác. Nái sau khi chịu đực 24 giờ thì bắt đầu cho phối. Còn đực trước khi phối cho ăn sẽ kích thích mạnh hơn.
Đặc biệt, sau khi phối từ 10 đến 35 ngày tuyệt đối không được chuyển heo. Bởi vì đây là thời kỳ hình thành thai nhi, ảnh hưởng đến việc đẻ nhiều hay ít con.
Khâu vệ sinh và ánh sáng tại trang trại của mình được anh Hùng rất quan tâm. Anh đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng hệ thống hầm biogas. Mọi chất thải của lợn đều được xử lý kịp thời xuống hầm khí biogas để tránh nhiễm khuẩn phần âm hộ khi nái nằm xuống. Bên cạnh đó, khi nhân viên chăm sóc, không để thức ăn rơi vãi ở khu vực máng. Mỗi tuần, trang trại của anh phải dành 40 tiếng cho việc vệ sinh sát trùng. Các thiết bị trước khi sát trùng phải tiêu độc và phơi khô trước 24 tiếng.
Đèn huỳnh quang và các trang thiết bị không để bám bụi vì heo rất dễ không lên giống. Chiếu sáng mỗi ngày 18 giờ từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm để mỗi khi nái thức dậy có thể lên giống dễ dàng.
Cùng đó, anh quan tâm việc duy trì chất lượng thức ăn phù hợp từng giai đoạn cho lợn, sử dụng lợn đực lai, bấm răng, hệ thống bú sữa, an toàn dịch bệnh. Đặc biệt, khách khi tham quan trại phải có sự đồng ý trước của người quản lý trại. Đa số khách vào được giới hạn tại khu vực xung quanh văn phòng, hạn chế cho xuống trại. Mọi cửa trại phải được khóa kỹ. Khi xuống trại phải sát trùng ủng. 
Với những biện pháp như trên, nghề chăn nuôi heo nái sinh sản mang lại hiệu quả thiết thực của trang trại anh Hùng như: ít dịch bệnh, heo nái chậm thải loại, thời gian đẻ 2,2-2,4 lứa/ năm, tỷ lệ heo con sinh ra/lứa nhiều, tỉ lệ heo con sống đến cai sữa cao, trọng lượng cai sữa lớn. Tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp ngành chăn nuôi dần dần theo hướng an toàn trong chăn nuôi và sản xuất thịt sạch…
PV
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...