Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế / Tiết kiệm năng lượng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khánh thành hệ thống điện mặt trời tại Đà Nẵng

Cập nhật: 13:57 ngày 27/09/2019
Ngày 27-9, phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp UBND TP Đà Nẵng tổ chức khánh thành hệ thống điện mặt trời nối lưới 8,25kWp tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Công trình do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, trong phạm vi hoạt động của Dự án phát triển năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng (DSED) do Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng thực hiện. Sau ba tháng đi vào vận hành, hệ thống pin năng lượng mặt trời lắp mái đã sản xuất 3,56 kWp tổng sản lượng điện, góp phần tiết kiệm từ 25 - 30% tổng nhu cầu sử dụng điện của nhà trường.

Hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ ngoại giao khí hậu châu Âu, diễn ra từ ngày 27-9 đến 6-10 tại Hà Nội và miền Trung, với mục tiêu tăng cường nhận thức của công chúng đối với nhu cầu cấp bách trong việc chống biến đổi khí hậu.

{keywords}

Hệ thống điện mặt trời được lắp đặt tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu.

Theo EU, trong tương lai, năng lượng được dự báo là nguồn chính gây phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. Dự báo cho thấy, vào năm 2030 phát thải khí nhà kính ở Việt Nam có thể tăng gấp ba lần và 80% từ lĩnh vực năng lượng.

Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức trong việc cung cấp năng lượng bảo đảm phát triển bền vững kinh tế, huy động tài chính để đầu tư vào hạ tầng sản xuất điện; đồng thời, phải hạn chế phát thải CO2 để đối phó với biến đổi khí hậu. Dự án phát triển năng lượng mặt trời chứng minh rằng, việc chuyển đổi sang năng lượng bền vững không chỉ cần thiết mà còn khả thi và đem lại nhiều lợi ích.

Dự án DSED với sự hỗ trợ của EU đã triển khai nhiều hoạt động tại Đà Nẵng. Trong đó, có lắp đặt thí điểm 10 hệ thống điện mặt trời lắp mái tại các cơ sở công và hộ gia đình, với tổng công suất lắp đặt 49,5kWp, đã góp phần giảm lượng phát thải nhà kính 34,96 tấn CO2/năm. Tổng sản lượng điện tạo ra từ các hệ thống đạt 72,270 kWp/năm. Trong đó, chi phí tiết kiệm điện hằng năm đối với cơ sở công là 26 triệu đồng/hệ, với công suất 8,25 kWp và đối với hộ gia đình là 8,6 triệu đồng/hệ, với công suất 2,75 kWp.

Việc hệ thống điện mặt trời hòa lưới lên hệ thống điện quốc gia, góp phần giảm thiểu lượng điện tải và nâng cao nhận thức về lợi ích nguồn năng lượng mặt trời mang lại. Qua đó cùng chung tay hướng tới giảm thiểu ứng phó biến đổi khí hậu thông qua sử dụng nguồn năng lượng mặt trời cho một tương lai xanh - sạch - đẹp.

Lắp đặt điện mặt trời mái nhà: Cần sớm có quy định giá mua điện mới
Lắp đặt điện năng lượng mặt trời trên mái không chỉ giúp cân bằng ổn định cung cấp điện mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình.
Cháy nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất Nhật Bản
Lực lượng cứu hỏa Nhật Bản đang nỗ lực khống chế vụ cháy xảy ra ngày 9-9 tại một nhà máy điện Mặt Trời ở tỉnh Chiba, gần thủ đô Tokyo.
Khánh thành nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông - Nam Á
Sáng 7-9, tại Tây Ninh, Công ty cổ phần Năng lượng Dầu Tiếng khánh thành cụm Nhà máy Điện mặt trời Dầu Tiếng DT1 và DT2. Đây là dự án hợp tác đầu tư giữa Công ty TNHH Xuân Cầu (Việt Nam) và Công ty TNHH B. Grimm Power Public (Thái Lan), là cụm nhà máy điện mặt trời có quy mô lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông - Nam Á.
Người dân Tây Nguyên hưởng lợi ích kép khi đầu tư điện mặt trời
Nhiều người dân khu vực Tây Nguyên có xu hướng sử dụng điện năng lượng mặt trời tạo nhiều hiệu ứng tốt, tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm.
Khánh thành hai nhà máy điện mặt trời với tổng vốn 2.300 tỷ đồng
Tại xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, Công ty cổ phần Điện mặt trời KN Cam Lâm và Công ty cổ phần Cam Lâm Solar vừa tổ chức lễ khánh thành dự án Nhà máy năng lượng mặt trời KN Cam Lâm và Cam Lâm Việt Nam.

Theo Nhân Dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...