Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lạng Giang >> Người tốt - Việc tốt
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nguyễn Văn Thành: Người thợ mộc tài hoa

Cập nhật: 07:43 ngày 26/06/2020
(BGĐT) - Học hết bậc THCS, anh Nguyễn Văn Thành (SN 1986) ở thôn Thống Nhất, xã Yên Mỹ (Lạng Giang, Bắc Giang) phải nghỉ vì gia cảnh khó khăn. Để phụ giúp gia đình, anh Thành bươn chải nhiều nghề. Hiện anh bước đầu thành công với xưởng mộc rộng 600 m2.

Bố anh Thành bị mắc bệnh ung thư trực tràng phải nằm viện nhiều năm. Quãng thời gian đó, gia sản khánh kiệt, để có tiền chữa bệnh cho chồng, mẹ anh phải vay lãi ngày. Vừa thương bố mẹ vất vả lại thương em gái nhỏ, anh Thành đành dở dang ước mơ đến trường. Làm đủ nghề từ phụ hồ, lái xe, anh đến với nghề mộc vào năm 2010. Từ những khúc gỗ vô tri, vô giác qua bàn tay khéo léo của anh đã trở thành đồ dùng, vật dụng đẹp mắt. Lâu dần, anh Thành trở thành thợ chính của xưởng, giống như người nghệ nhân thổi hồn vào miếng gỗ; sản phẩm là những bức tranh tứ quý, tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay tinh xảo.

{keywords}

Anh Nguyễn Văn Thành (bên phải) hướng dẫn thợ sử dụng máy cắt gỗ.

Năm 2012, vay được số vốn ít ỏi của Ngân hàng CSXH huyện, anh Thành mở xưởng sản xuất mang tên “Đồ gỗ Minh Thành”. Lúc ấy, xưởng chỉ rộng khoảng 60 m2 nhưng anh vẫn phân chia thành khu vực chứa nguyên liệu và thành phẩm riêng biệt. Khởi nghiệp bao giờ cũng vậy, anh Thành gặp không ít khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, nguồn nguyên liệu bảo đảm chất lượng. Hơn một năm đầu, anh chủ yếu sản xuất đồ gỗ phổ thông như: Bàn, ghế, tủ cho các gia đình quanh xã, huyện.

Nhằm tự nâng cao tay nghề, anh Thành tìm đến các làng mộc có tiếng học hỏi thêm kinh nghiệm của những người làm nghề lâu năm. Không những thế, anh còn dành nhiều thời gian để tìm hiểu về cách làm đồ gỗ mỹ nghệ. Anh chia sẻ: “Để làm nghề mộc, mỗi người thợ cần ít nhất 3 năm để học những điều cơ bản. Bởi đây là nghề vừa kết hợp độ chính xác và cảm nhận về cái đẹp, sự sáng tạo. Vì vậy, người thợ học nghề, làm nghề dù đã 10 năm cũng vẫn tiếp tục phải học để có những sản phẩm chất lượng”.

Nhờ tích lũy được khoản tiền nhất định, anh Thành tiếp tục mở rộng xưởng, đầu tư thêm máy móc hiện đại, chuyển sang sản xuất đồ gỗ cao cấp. Anh nhận thi công các công trình ốp trần, sàn nhà bằng gỗ; định hướng dây chuyền sản xuất các sản phẩm đồ gỗ công nghiệp. Hiện nay, nhiều phần việc được cơ giới hóa bằng các loại máy như máy tiện công nghiệp, máy cắt, máy bào... Xưởng của anh tạo việc làm cho 20 lao động địa phương, mức thu nhập mỗi tháng từ 7 đến 25 triệu đồng tùy vị trí, năng lực; doanh thu mỗi năm khoảng 1,5 tỷ đồng.

Chú thợ mộc vào đại học
12 tuổi, cậu bé Nguyễn Huy Hoàng bước vào nghề mộc để nuôi bà mẹ liệt giường cùng ba đứa em mồ côi cha. Vượt lên bao khó khăn trong cuộc sống, chú thợ mộc vẫn học hành giỏi giang, thi đỗ vào Đại học Bách khoa với số điểm cao.

Thu Vân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...