Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lạng Giang >> Người tốt - Việc tốt
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Có “của ăn, của để” từ nuôi gia cầm

Cập nhật: 18:12 ngày 01/11/2022
(BGĐT) - Nhiều năm nay, gia đình chị Phan Thị Huyền, hội viên phụ nữ thôn Ruồng Cái, xã Đào Mỹ (Lạng Giang - Bắc Giang) có “của ăn, của để” từ chăn nuôi gia cầm thương phẩm. 

Gia đình thuần nông, quanh năm bám ruộng vườn, chị Huyền luôn trăn trở phải tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Năm 2016, ngoài diện tích đất canh tác hiện có, chị mạnh dạn đấu thầu và mua thêm một số diện tích ruộng của các hộ dân canh tác không hiệu quả để chuyển sang chăn nuôi gia cầm, thủy sản. 

{keywords}

Chị Huyền chăm sóc đàn ngan tại trang trại.

Trên diện tích 20 nghìn m2, chị đào ao thả cá, xây chuồng trại chăn nuôi gà, ngan thương phẩm và trồng các loại cây ăn quả. Mỗi lứa nuôi từ 3.000 -5.000 con ngan và khoảng 6.000 con gà thả vườn. Mỗi năm nuôi đều đặn 3 lứa ngan và gà, chị thu lãi khoảng 80 triệu đồng/1.000 con ngan và 50 triệu đồng/1.000 con gà. 

Chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nên tiêu thụ dễ dàng, sản phẩm được các thương lái ở Hải Phòng, Hà Nội đặt mua. Trang trại này đã đem lại nguồn lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm cho gia đình

Chị Huyền cho biết, để chăn nuôi ngan, gà thả vườn hiệu quả, người nuôi phải thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh. Quan tâm tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và lựa chọn con giống chất lượng. Tận dụng diện tích vườn rộng, chị Huyền thường chia các khu vườn để trồng cỏ, ngô vừa để lấy nguyên liệu phối trộn thức ăn xanh vừa để gà có không gian vận động, giúp thịt săn chắc.

Chăm chỉ lao động, tích cực học hỏi nên chị Huyền đã gặt hái thành công. Số lượng, chất lượng gà, ngan thương phẩm tại trang trại ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, mô hình phát triển chăn nuôi của gia đình chị Huyền còn tạo việc làm cho 4 lao động tại địa phương.

Dương Uyên

Làm giàu từ chăn nuôi khép kín
(BGĐT)- Được sự giới thiệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Khám Lạng (Lục Nam-Bắc Giang), chúng tôi tìm đến mô hình chăn nuôi gà khép kín và nuôi dê thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao của chị Trương Thị Điền (SN 1977), hội viên Chi hội Phụ nữ thôn An Phú. 
Tiến sĩ Thú y Lê Văn Dương: Góp sức phát triển chăn nuôi
(BGĐT) -  “Nhờ những lứa lợn, đàn gà của bố mẹ mà tôi được đến trường. Vì thế, khi lớn lên, tôi luôn mong muốn được học ngành thú y”, Tiến sĩ Lê Văn Dương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y chia sẻ câu chuyện đến với nghề như thế. Khi giúp nông dân phòng, trị bệnh thành công, thu được thành quả từ chăn nuôi, anh thấy đó là niềm hạnh phúc, có thêm động lực gắn bó với công việc.  
Chăn nuôi gia cầm công nghệ cao
(BGĐT) - Mô hình chăn nuôi gia cầm của hộ nông dân Hoàng Văn Tuấn, xã Quỳnh Sơn , huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp
(BGĐT) - Sinh ra và lớn lên ở vùng quê chiêm trũng ven đê, anh Nguyễn Trung Kiên (SN 1979) ở tổ dân phố Phấn Lôi, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) là một trong những tấm gương nông dân vượt khó, vươn lên làm giàu. Với quyết tâm cao, anh đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi kết hợp cá - lợn.
Liên kết chăn nuôi: Thuận đầu ra, giá ổn định
(BGĐT) - Được hỗ trợ đầu tư con giống, kỹ thuật chăm sóc, ứng trước thức ăn chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm với giá  ổn định, các hộ tham gia liên kết chăn nuôi gà an toàn sinh học tại các huyện: Yên Thế, Tân Yên và Hiệp Hòa (Bắc Giang) luôn yên tâm sản xuất. Hiệu quả mô hình chuỗi liên kết mở ra hướng chăn nuôi bền vững.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...