Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lạng Giang >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xử lý rác thải từ ý tưởng táo bạo

Cập nhật: 09:52 ngày 29/01/2019
(BGĐT) - Hằng ngày quan sát thấy lượng rác thải lớn chưa được xử lý triệt để, hai học sinh ở Trường THPT Lạng Giang số 1 (tỉnh Bắc Giang) đã thực hiện ý tưởng táo bạo từ nuôi ruồi lính đen nhằm biến rác thành phân bón hữu cơ, bảo vệ môi trường. Đề  tài này đã đoạt giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019.  

Mấy tháng nay, cứ sau giờ học buổi chiều là đôi bạn Ngô Quốc Huy và Nguyễn Mạnh Toàn, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Lạng Giang số 1 lại về với góc nuôi ruồi lính đen. Mỗi người một việc, lúc cho ruồi ăn, kiểm tra nhiệt độ, ấu trùng lớn đến đâu, khi lại ghi chép vào sổ nhật ký khoa học để có số liệu nghiên cứu… 

{keywords}

Hai em Ngô Quốc Huy và Nguyễn Mạnh Toàn theo dõi quá trình sinh trưởng của ruồi lính đen.

Hai em chia sẻ: “Ở giai đoạn ấu trùng của ruồi lính đen có khả năng xử lý rác thải hữu cơ để cho ra những sản phẩm có ích. Qua tìm hiểu trên mạng Internet, tài liệu, sách báo, chúng em nhận thấy tiềm năng lớn của hướng đi này nên mạnh dạn trình bày ý tưởng nghiên cứu nuôi ruồi lính đen để xử lý rác thải hữu cơ ở huyện Lạng Giang. May mắn là các thầy cô giáo ở trường đều ủng hộ chúng em".

Thầy giáo Nguyễn Tuấn Quảng, Phó Hiệu trưởng cho biết: “Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học, tôi nhận thấy Huy và Toàn rất thích khám phá khoa học. Khi nghe các em trình bày đề tài, tôi rất đồng tình vì có thể mang lại nhiều lợi ích như: Giảm chi phí xử lý rác thải, không sử dụng hóa chất, sản phẩm sau đó làm phân bón hữu cơ, nhộng của ruồi là thức ăn bổ dưỡng cho gia súc, gia cầm.

Nhiều nước tiên tiến trên thế giới cũng đang nghiên cứu, áp dụng phương pháp này. Do vậy tôi nhờ bạn bè đặt mua một số ổ trứng giống ruồi lính đen để tặng các em nghiên cứu”.

Từ những con giống đầu tiên, Toàn và Huy đã nhân ra nhiều lứa để có được kết quả về sinh trưởng của ruồi lính đen trong điều kiện khí hậu của địa phương, khả năng phân hủy rác hữu cơ với các thành phần khác nhau và sản phẩm thu được. Hai em thực hiện 5 công thức khác nhau về các chất nền gần gũi, tương đồng nhất với rác thải ở các hộ gia đình như: Chất thải hữu cơ giàu tinh bột, protein, xenlulô, chứa đường tự nhiên, tinh dầu…

Điểm thú vị ở ruồi lính đen là ấu trùng rất phàm ăn, có thể tiêu hóa các thành phần hữu cơ trong rác thải tạo ra mùn, đồng thời tiết enzyme để phân hủy rác, không tạo thành mùi hôi. Nhưng khi trưởng thành lại tiêu biến, không còn miệng và dĩ nhiên là không ăn, cắn phá, gây hại cho con người, cây trồng và vật nuôi.

Vòng đời của chúng khoảng 45 ngày, trong đó giai đoạn ấu trùng kéo dài đến 20 ngày, nhiệt độ phù hợp nhất từ 25-30 độ C, độ ẩm 40-60%, hoàn toàn thích nghi với điều kiện tự nhiên ở Bắc Giang. Qua 4 lứa nuôi thử nghiệm bằng 24 kg rác thải hữu cơ, các em đã thu được hơn 4,5 kg ấu trùng để phục vụ chăn nuôi, gần 4 kg phân bón.

Cô giáo Thân Thị Hằng, người hằng ngày cùng hai học sinh thực hiện đề tài nói: “Không chỉ là một công trình khoa học, việc này giúp các em tiếp cận với công nghệ xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học, có được cách tự học, tự nghiên cứu, gắn lý thuyết với thực hành và thực tế cuộc sống. Những kết quả ban đầu là cơ sở tốt để các em có thể đi theo hướng tiếp tục học tập đúng với sở thích, năng lực, ứng dụng phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường”.

Quốc Phương

Trường THCS Đồng Sơn (TP Bắc Giang): Nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo
(BGĐT) - Được các thầy giáo, cô giáo động viên, hướng dẫn, nhiều học sinh Trường THCS Đồng Sơn đã phát triển những ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật thành mô hình, sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống.
 
Mộc bản trải nghiệm - ý tưởng độc đáo
(BGĐT) - Đưa mộc bản trở thành sản phẩm du lịch là ý tưởng độc đáo của em Đặng Hương My, lớp 12A12 và Nguyễn Hà My, lớp 12A1 với sự đồng hành của cô Lê Thị Thu Thủy, giáo viên môn Địa lý, Trường THPT Ngô Sĩ Liên, TP Bắc Giang (Bắc Giang). 
 
Ý tưởng sáng tạo về lò đốt rác sinh điện
(BGĐT) - Nguyễn Văn Thành Long (SN 2000) vừa tốt nghiệp Trường THPT Lạng Giang số 3 (Bắc Giang) và là một trong số ít học sinh được kết nạp Đảng khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Long không chỉ hoạt động đoàn sôi nổi mà còn đam mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật. 
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...