Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Nam >> Đất và người Lục Nam
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lục Nam xây dựng sản phẩm đặc trưng

Cập nhật: 07:00 ngày 22/10/2018
(BGĐT) - Nhắc đến vùng đất "sông Lục - núi Huyền", nhiều người nghĩ ngay đến na dai Lục Nam, dứa Bảo Sơn, hạt dẻ Tứ Sơn cùng nhiều sản vật đặc trưng khác. Để đưa những nông sản ấy trở thành những thương hiệu nổi tiếng là sự nỗ lực lớn của chính quyền huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang và người dân nơi đây.

Lục Nam có nhiều thế mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020 của tỉnh Bắc Giang, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, thực hiện các nội dung cụ thể như: Phát triển nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và sức cạnh tranh; tăng giá trị sản phẩm và phát triển thương hiệu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh ở mỗi địa phương.

{keywords}

Na dai Lục Nam được thương lái khắp nơi về thu mua.

UBND huyện đã rà soát, lập một số quy hoạch chuyên ngành nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, sức cạnh tranh, tăng giá trị sản phẩm và phát triển thương hiệu như: Quy hoạch chăn nuôi; vùng sản xuất chế biến, rau an toàn, na, dứa, hạt dẻ... Ban hành cơ chế hỗ trợ trang trại, các mô hình sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm như: Dê núi, nhãn, củ đậu, khoai lang, khoai sọ...

Từ năm 2017 đến nay, huyện đã xây dựng, triển khai và hỗ trợ kinh phí 7 dự án cho 7 sản phẩm chủ lực của địa phương như na dai Lục Nam, chim bồ câu xã Chu Điện, dứa Lục Nam, khoai lang Bắc Lũng, khoai sọ Khám Lạng...

{keywords}

Thời gian tới, huyện tập trung định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo một số mục tiêu như: Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tập trung xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm chủ lực; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái".


Ông Đặng Văn Nhàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam Đặng Văn Nhàn cho biết: Để nâng tầm cho nông sản chủ lực của địa phương, ngoài tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, tháng 9 - 2017, Lục Nam đã tổ chức “Ngày hội mỗi làng một sản phẩm” lần thứ nhất, trở thành huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức chương trình này. Với hàng chục gian trưng bày các sản phẩm địa phương phong phú, Ngày hội thu hút hàng vạn lượt khách, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu, ký kết tiêu thụ sản phẩm. Ông Bùi Văn Quang, Giám đốc HTX sản xuất na dai Lục Nam, cho biết, ngay tại Ngày hội, Công ty cổ phần Nông - Lâm nghiệp Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm na dai với HTX với số lượng lên đến hàng chục tấn/đợt thu hoạch và kéo dài nhiều năm.

Với những biện pháp, cách làm đồng bộ, thiết thực trên, đến nay huyện Lục Nam đã hoàn thành xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể cho sản phẩm na dai, hạt dẻ, dứa, trà hoa vàng lựu chanh. Huyện cũng vừa nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 2 sản phẩm khác là: Chả giã tay Lục Nam và rượu núi Huyền, đăng ký xây dựng thương hiệu cho hàng chục sản phẩm đặc trưng khác theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Có thể khẳng định rằng việc đầu tư xây dựng các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của huyện Lục Nam bước đầu đã góp phần hình thành nên những thương hiệu được doanh nghiệp, người dân trong, ngoài tỉnh biết đến. Từ đó, việc tiêu thụ nông sản thực phẩm của huyện thuận lợi hơn, giá trị sản phẩm tăng lên, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...