Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Nam >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chưa xử lý dứt điểm công trình thủy lợi bị xâm hại

Cập nhật: 08:58 ngày 11/06/2019
(BGĐT) - Trên địa bàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang có hàng trăm vụ vi phạm công trình thủy lợi (CTTL). Tuy nhiên, việc xử lý của chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng vẫn còn chậm, thiếu kiên quyết, điều này ảnh hưởng tới năng lực tưới tiêu và phòng, chống lụt bão.

Kênh Yên Lại cung cấp nước tưới cho hàng nghìn ha đất canh tác của huyện Lục Nam, đoạn chảy qua địa phận xã Tiên Hưng và thị trấn Đồi Ngô có chiều dài khoảng 3 km. 

{keywords}

Hộ dân trồng cây, đổ bê tông, làm mái che chứa hàng kinh doanh trên kênh Yên Lại đoạn qua thôn Chằm Cũ, xã Tiên Hưng (Lục Nam).

Hiện đoạn kênh này đang bị hàng chục hộ dân xâm hại dưới nhiều hình thức như: Trồng cây xanh; bắc cầu sắt, đổ bê tông làm cầu; lấn chiếm bờ, mặt kênh làm mái che, mái vẩy; xây dựng công trình phụ; làm lối đi, nền bê tông cứng…

Thậm chí đoạn kênh dài khoảng 200 m thuộc địa phận thôn Chằm Cũ, xã Tiên Hưng giáp ranh với thị trấn Đồi Ngô đã bị các hộ dân bịt kín mặt kênh để đi lại, kinh doanh. 

“Kênh Yên Lại được cứng hóa từ lâu nhưng riêng đoạn này vẫn vướng, các hộ dân không chịu giải tỏa. Nước chảy ngầm qua đây ùn ứ nhưng khó nạo vét, không khơi thông được”, một cán bộ Xí nghiệp Khai thác CTTL Lục Nam phụ trách khu vực này phản ánh.

Theo ông Đồng Văn Hùng, Quyền Giám đốc Xí nghiệp Khai thác CTTL Lục Nam, đơn vị quản lý các hồ, đập, trạm bơm… và hàng trăm km kênh trên địa bàn huyện Lục Nam. Xí nghiệp đã thống kê, lập biên bản khoảng 350 hộ dân với hơn 800 lỗi vi phạm, tập trung nhiều ở các tuyến kênh chính Yên Lại, Bảo Sơn. Nhiều hộ có 3 đến 4 lỗi vi phạm. 

Có thể chia hai nhóm, gồm lịch sử để lại, chiếm khoảng 55% (vi phạm từ lâu nhưng không xử lý dứt điểm, cấp quyền sử dụng đất cho hộ dân thuộc phạm vi CTTL, cấp giấy phép hoạt động trái thẩm quyền trong phạm vi CTTL…) và vi phạm mới. Kênh Yên Lại chảy qua các xã, thị trấn: Tam Dị, Đồi Ngô, Tiên Hưng, Khám Lạng bị lấn chiếm, vi phạm nhiều nhất do có nhiều chợ, khu dân cư mới hình thành, dọc hai bờ kênh có nhiều hộ kinh doanh.

Trước những vi phạm trên, Xí nghiệp Khai thác CTTL Lục Nam đã đề nghị UBND các xã, thị trấn giải quyết theo quy định. Tuy nhiên số lượng được xử lý còn khiêm tốn. 

Ví như từ năm 2016 đến nay, lực lượng chức năng mới giải quyết được hơn 100 trường hợp, chủ yếu là vi phạm mới, lỗi trồng cây lâu năm trên bờ kênh. Nguyên nhân là do, các xã, thị trấn chưa tích cực vào cuộc, ngại va chạm; ý thức người dân chưa cao, cố tình lấn chiếm. 

{keywords}

Làm cầu qua kênh Yên Lại thuộc thị trấn Đồi Ngô.

Nhiều trường hợp được phát hiện khi đang xây công trình trên bờ kênh, lực lượng chức năng yêu cầu phá bỏ, buộc trả lại nguyên trạng nhưng vẫn lén lút lấn chiếm, tiếp tục làm công trình vào ban đêm. Đơn cử như gia đình bà Nguyễn Thị Nga ở thôn Chằm Cũ. 

Biên bản vi phạm được Xí nghiệp, UBND xã Tiên Hưng lập ngày 18-5-2016 xác định rõ hộ bà Nga vi phạm pháp luật về lĩnh vực khai thác và bảo vệ CTTL gồm: Đổ cầu bê tông gác tấm đan qua kênh (diện tích 4,5 x 2,2m), làm lán đỉnh bờ kênh và mái ngoài, lợp tôn cửa hoa sắt, trồng cây sấu trên bờ kênh, đồng thời yêu cầu trong thời gian một tháng phải tự tháo dỡ trả lại nguyên trạng cho kênh. 

Tuy nhiên đến nay đã hơn 3 năm, những lỗi trên vẫn còn nguyên. Chủ tịch UBND xã Tiên Hưng Lưu Văn Quảng cho rằng, vi phạm này đã xảy ra từ thời lãnh đạo trước, không hiểu lý do vì sao chưa giải quyết dứt điểm. Hiện trường hợp này đang đề nghị được hợp pháp (?).

Hay một số hộ dân ở Tổ dân phố Vân Động, thị trấn Đồi Ngô làm công trình phụ, xây tường rào, lấn chiếm bờ kênh trồng cây được Xí nghiệp, UBND thị trấn lập biên bản, nhiều lần yêu cầu tự tháo dỡ nhưng không thực hiện. 

Theo đại diện lãnh đạo UBND thị trấn Đồi Ngô, những trường hợp này xảy ra từ lâu, liên quan đến nhiều người, nhiều hình thức vi phạm, có gia đình đã được cấp “sổ đỏ”… nên việc xử lý khó khăn. Có lãnh đạo UBND xã viện lý do không có lực lượng, phương tiện và chế tài xử phạt.

Cũng theo ông Đồng Văn Hùng, theo quy định của pháp luật, Xí nghiệp Khai thác CTTL Lục Nam không có thẩm quyền xử phạt. Khi phát hiện vi phạm, đơn vị lập biên bản, chuyển giao chính quyền địa phương nhưng các xã, thị trấn có vào cuộc xử lý hay không lại là việc của họ.

Trao đổi thực trạng trên với ông Nguyễn Văn Thắng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT, được biết trước mùa mưa bão hằng năm, huyện đều tổ chức các đợt xử lý vi phạm về đê điều, CTTL. Các vi phạm đê điều được kịp thời khắc phục, riêng vi phạm trên hệ thống CTTL do các xã, thị trấn xử lý. 

Trước mắt, phòng tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn xử lý một số trường hợp trước ngày 30-6 tới. Về lâu dài, cơ quan chức năng, Xí nghiệp Khai thác CTTL Lục Nam, UBND các xã, thị trấn rà soát, phân loại các vi phạm, từ đó có kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm. Nhiều ý kiến cho rằng cần quy rõ trách nhiệm của lãnh đạo địa phương trong công tác này.

Nâng cấp công trình thủy lợi vùng đặc biệt khó khăn: Đưa nước về đồng ruộng
(BGĐT)- Mấy năm gần đây, được Nhà nước hỗ trợ cải tạo nhiều công trình thủy lợi nhỏ nên người dân ở vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trong tỉnh khắc phục đáng kể tình trạng thiếu nước tưới phục vụ sản xuất. Qua đó năng suất cây trồng nâng lên, đời sống của bà con dần ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Thực hiện nghiêm quy định trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
(BGĐT)- Ngày 20-5, đồng chí Ngụy Kim Phương, Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn giám sát việc chấp hành pháp luật trong đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi giai đoạn 2015-2018 tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương (Lạng Giang).
Ưu tiên kinh phí cải tạo các công trình thủy lợi
(BGĐT) - Ngày 15-5, Ban Kinh tế và Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật trong đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi giai đoạn 2015-2018 tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Sông Thương (Hiệp Hòa).
Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xảy ra 3 đợt mưa vừa đến mưa to, riêng phía đông tỉnh (các huyện Sơn Động và Lục Ngạn) có mưa rất to. Mực nước các hồ chứa có dung tích cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại có 15/41 hồ chứa đạt 100% dung tích thiết kế trở lên.
Bảo Khánh
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...