Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Ngạn >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hoàn thiện thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn vào Nhật Bản

Cập nhật: 17:55 ngày 01/03/2019
(BGĐT)- Ngày 1-3, tại hội trường UBND huyện Lục Ngạn, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), Sở KH&CN tỉnh tổ chức Hội thảo “Về việc thu thập thông tin, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý Vải thiều Lục Ngạn vào Nhật Bản”. 

{keywords}
Quang cảnh hội thảo.

Tham dự có đại diện lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, Sở KH&CN, UBND huyện Lục Ngạn và một số doanh nghiệp chế biến, thành viên Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn.

Hiện sản phẩm vải thiều Lục Ngạn là một trong 3 nông sản của Việt Nam đang được Cục Sở hữu trí tuệ làm thủ tục, hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý vào thị trường Nhật Bản. Trước mắt, tiến hành đối với sản phẩm quả vải thiều tươi. Để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, hồ sơ đăng ký sẽ phải đáp ứng 12 danh mục tài liệu liên quan như: Tờ khai, bản mô tả sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, quy chế quản lý quá trình sản xuất; chứng minh thẩm quyền của tổ chức, đại diện sở hữu công nghiệp; bản cam kết đáp ứng và tuân thủ các điều kiện quy định đối với tổ chức đăng ký chỉ dẫn…

{keywords}

Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu tại hội thảo.

Tại đây, các cơ quan chuyên môn, hộ sản xuất, doanh nghiệp đã trao đổi làm rõ, thống nhất  bổ sung thêm các thông tin để hoàn thiện hồ sơ đăng ký gồm: Chủ sở hữu nhãn hiệu; tên sản phẩm đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản; danh tiếng của sản phẩm; giống vải trồng ở Lục Ngạn, phân loại trái vải; bao gói và bảo quản quả vải; quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc; điều tiết sinh trưởng của quả vải; các yếu tố tác động của tự nhiên đến cây trồng; quy trình cung ứng và kiểm soát chất lượng sản phẩm; trọng lượng quả loại đặc biệt (30-45 quả/kg); mẫu mã; không có tỷ lệ sâu cuống. 

{keywords}
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Lục Ngạn thảo luận tại hội thảo.

Được biết, Lục Ngạn có khoảng 20 nghìn ha canh tác vải thiều, mỗi năm cho tổng sản lượng ước đạt hơn 150 nghìn tấn. Việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý vải thiều nhằm khẳng định thương hiệu hàng hóa, tạo điều kiện đưa vải thiều xuất khẩu thuận lợi sang thị trường Nhật Bản, nâng cao giá trị kinh tế hàng hóa, thu nhập cho người dân… Cùng đó, giúp người dân canh tác theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng và mở rộng sang thị trường khó tính khác. 

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...