Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Ngạn >> Tin tức - Sự kiện
Lục Ngạn >> Tin tức - Sự kiện
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Cấm Sơn chuyển mình

Cập nhật: 08:40 ngày 07/05/2019
(BGĐT) - “Cấm Sơn có núi Ba Hòn, có đoàn du kích lên non diệt thù” là câu ca  người dân xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vẫn truyền tai để nhắc nhở nhau cùng đoàn kết vươn lên. Gần 70 năm, kể từ ngày Đội du kích núi Ba Hòn đánh thắng quân Pháp xâm lược, Cấm Sơn đã chuyển mình với bao đổi thay. 

Ký ức hào hùng

Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang hướng đến kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của quân và dân ta, chúng tôi có dịp về thăm Cấm Sơn. 

{keywords}

Ông Luân Văn Phượng, thôn Chằm Khon, xã Cấm Sơn chăm sóc vườn cây của gia đình.

Điểm đến đầu tiên là gia đình cụ Vi Trọng Thức, 86 tuổi, thôn Họa–một trong những người tham gia Đội du kích núi Ba Hòn. Tuổi đã cao nhưng những ký ức một thời hào hùng cụ vẫn chưa thể quên.

Năm 1947, thực dân Pháp tràn về khu vực Lạng Sơn và chiếm đóng núi Ba Hòn thuộc tổng Cấm Sơn, khi đó chưa có hồ nước như ngày nay, nơi đây được đánh giá có vị trí đắc địa, nếu tiến có thể nhanh chóng vượt qua đèo Quao sang Lạng Sơn, khi lui sẽ tạo thế phòng thủ “bất khả xâm phạm”. Trước tình thế đó, Đội du kích núi Ba Hòn được thành lập với hàng chục người tham gia, trong đó có chàng thanh niên Vi Trọng Thức chưa tròn 15 tuổi.

Đôi mắt nhìn thẳng về phía trước, cụ trầm ngâm: “Khi giặc kéo đến, chúng đã kích động, hậu thuẫn nhiều toán phỉ về quấy phá, cướp bóc dân làng. Nhiều gia đình đã phải rời bỏ nhà cửa, sơ tán khắp nơi. Đội du kích quyết tâm bám trụ, chống giặc đến cùng”. 

Hằng ngày, đội có nhiệm vụ đi sâu vào khu vực chốt của địch, dùng súng bắn về doanh trại của chúng với mục đích kích động buộc chúng phải nhả vơi đạn. Mỗi lần quân ta bắn một, chúng đều đáp trả hàng trăm viên. Cứ như thế, đội du kích khiến chúng luôn sống trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, giúp quân chủ lực và bộ đội địa phương tấn công phía sau tiêu hao sinh lực địch. 

Năm 1950, sau hơn 3 năm kháng chiến, quân Pháp đã bị đánh bật khỏi Cấm Sơn, người dân từ khắp nơi lại trở về sinh sống, xây dựng bản làng. Rút kinh nghiệm từ các trận đánh du kích, người dân đã trồng tre quanh làng, dựng nhà cạnh nhau để kịp thời tương trợ, ứng cứu khi có kẻ thù.

Từ những năm tháng kháng chiến cho tới thời bình, người dân các dân tộc Kinh, Tày, Nùng trên địa bàn luôn cùng nhau đoàn kết, bảo vệ, xây dựng quê hương.

Cuộc sống mới

Sau chiến tranh, đời sống tại Cấm Sơn gặp khá nhiều khó khăn khi lòng hồ được hình thành khiến nhiều diện tích đất canh tác bị chìm sâu trong nước. Với ý chí vươn lên, cán bộ và nhân dân Cấm Sơn đã đoàn kết, đồng lòng xây dựng cuộc sống mới. 

Sau thắng lợi của Đội du kích núi Ba Hòn, chàng trai Vi Trọng Thức cùng nhiều thế hệ thanh niên Cấm Sơn tiếp tục xung phong lên đường nhập ngũ, tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Với những thành tích đã đạt được, Cấm Sơn đã vinh dự được Nhà nước phong tặng đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Theo UBND xã, năm 2015, trước thời điểm Đại hội Đảng bộ xã, trên địa bàn chưa có nổi một mét đường bê tông. Đại hội đã đặt ra mục tiêu huy động nguồn lực làm đường. 

Đến nay, từ các nguồn vốn chương trình 135, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ xi măng làm đường theo Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh, người dân trong xã đã đóng góp hàng tỷ đồng, hiến hơn 10 nghìn m2 đất mở rộng, cứng hóa hơn 30 km, chiếm 70% chiều dài đường trục thôn, liên thôn, nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn. Các công trình kênh mương, y tế, giáo dục, văn hóa cũng được các cấp đầu tư, đáp ứng nhu cầu cuộc sống người dân.

Bà con trong xã tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế vườn đồi, hiệu quả cao. Đơn cử, gia đình ông Luân Văn Phượng, thôn Chằm Khon trồng hơn 400 cây bưởi Diễn, thanh long, vải thiều cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. 

Không chỉ thoát nghèo, làm giàu nuôi các con ăn học, gia đình ông còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm giúp các hộ khác trong xã. Đến nay, toàn xã đã nhân rộng diện tích cây vải thiều, nhãn lên gần 400 ha và hơn 40 ha cây có múi; một số cây trồng mới cũng bước đầu được đưa vào thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao như na, ớt, táo.

Một số nghề mới được người dân đưa về địa phương, tăng thu nhập, như ngoài khai thác cá tự nhiên trên hồ, đã có 7 hộ tại các thôn Cấm, Mới ứng dụng kỹ thuật nuôi cá lồng bè bước đầu đem lại nguồn thu đáng kể. 

Hay như hộ ông Nguyễn Văn Đức, thôn Họa đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng cơ sở sản xuất gạch không nung, kinh doanh vật liệu xây dựng. Đồng thời, mua 2 máy múc, 3 ô tô tải phát triển dịch vụ vận tải, thi công công trình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm…

Trao đổi với chúng tôi, ông Nông Văn Phụng, Chủ tịch UBND xã Cấm Sơn khẳng định, thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục kiến nghị các cấp xây dựng chính sách đặc thù giúp vùng lòng hồ Cấm Sơn phát triển hơn; quan tâm huy động nguồn vốn đầu tư, hoàn thiện hạ tầng điện, đường, trường, trạm; xây dựng các điểm du lịch cộng đồng, sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, nguồn nước trên mặt hồ giúp người dân ổn định đời sống, phát triển kinh tế. 

Tích cực vận động các hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, giá trị sản phẩm; mở rộng diện tích rừng trồng, cây có múi, vải thiều chín sớm và cây na trên toàn xã.

Hồ Cấm Sơn, điểm đến hấp dẫn du khách kỳ nghỉ lễ
(BGĐT) - Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, người lao động được nghỉ từ 4 đến 5 ngày, bên cạnh những chuyến du lịch dài ngày thì rất đông du khách chọn hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) làm điểm đến trong kỳ nghỉ. 
 
Chính thức cấp nước từ hồ Cấm Sơn vào hệ thống nước sạch Bắc Giang
(BGĐT)- Sáng 18-8, tại thôn Càn, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) diễn ra lễ khánh thành Nhà máy nước sạch DNP- Bắc Giang. Đến dự có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh cùng đại diện một số bộ, ban, ngành T.Ư và địa phương.
 
Ấn tượng chợ Tết vùng cao Cấm Sơn
(BGĐT)- Cấm Sơn có hơn 40% là người dân tộc thiểu số, cách thị trấn Chũ -trung tâm huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) khoảng 40km. Do điều kiện canh tác không thuận lợi, chủ yếu trông vào nương bãi nên Cấm Sơn là xã đặc biệt khó khăn của huyện. Tuy nhiên, vào ngày cuối năm cận Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 này, phiên chợ Cấm Sơn nhộn nhịp hẳn lên.
 
Tình thầy trò ở vùng hồ Cấm Sơn
(BGĐT) - Việc dạy và học ở các xã đặc biệt khó khăn vùng hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đầy gian nan do cách trở về địa lý, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với nỗ lực của thầy và trò nên chất lượng giáo dục nơi đây từng bước nâng lên.
 
Văn Thương- Quang Huấn
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...