Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Ngạn >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lục Ngạn: Rộng mở đường quê

Cập nhật: 08:00 ngày 05/08/2020
(BGĐT) - Trong nhiệm kỳ 2015-2020, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã cứng hóa được tổng chiều dài đường giao thông nông thôn (GTNT) gấp hơn 10 lần so với giai đoạn 2010-2015. Kết quả này là dấu mốc quan trọng đưa Lục Ngạn ngày một phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo.

Nở rộ phong trào cứng hóa đường GTNT

Những năm trước, nếu đến Đèo Gia - xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của Lục Ngạn, ai cũng ngại bởi đường sá nhỏ hẹp, đầy đá hộc, lầy lội vào mùa mưa, bụi bẩn vào mùa hanh khô. Đèo Gia chỉ cách thị trấn Chũ khoảng 20 km nhưng phải đi cả buổi mới tới nơi. 

{keywords}

Người dân thôn Cầu Sắt, xã Sơn Hải tham gia làm đường giao thông trong thôn.

Nhưng nay, mọi việc đã hoàn toàn khác. Những con đường bê tông phẳng, rộng đã thay đường đất, đá, trải dài từ thị trấn Chũ đến khắp thôn bản, vươn đến những đồi vải thiều, cam, bưởi… sum suê. Bà Trần Thị Nhàn, dân tộc Cao Lan, thôn Cống Luộc chia sẻ, mấy năm trước chở một sọt vải đi bán phải vượt 15 km đường đèo dốc, qua các xã Phú Nhuận, Biển Động sang Tân Hoa mới bán được. “Bây giờ đi đường nào cũng tiện. Bán vải, bán cam, lên xã, lên huyện, chỉ vài chục phút là tới nơi”, bà Nhàn nói.

Còn ông Nịnh Văn Phát, dân tộc Cao Lan ở thôn Thung khoe: “Năm nay 400 cây vải của tôi cho 20 tấn quả, thu về hơn 500 triệu đồng. Vải trồng trên núi cao nhưng có đường bê tông rồi. Người mua đánh xe lên tận vườn tự hái, tự vận chuyển xuống. Mình chỉ việc thu tiền thôi, sướng lắm!”. Được biết, để hoàn thành những con đường lên núi phục vụ sản xuất, ngoài phần hỗ trợ của chính quyền, các nhóm hộ như nhà bà Nhàn, ông Phát tự nguyện đóng góp cả chục triệu đồng/hộ.

Theo Chủ tịch UBND xã Đèo Gia Hoàng Văn Dũng, năm 2017 toàn xã mới cứng hóa được 0,6 km đường. Sau khi được huyện quan tâm bằng cơ chế bổ sung kinh phí (ngoài hỗ trợ của tỉnh), cụ thể: Hỗ trợ thêm 150 triệu đồng/km cho các xã vùng cao, vùng ĐBKK và hỗ trợ 100 triệu đồng/km cho các xã vùng thấp, cùng với nỗ lực của người dân, năm 2018 toàn xã làm thêm hơn 7 km, năm 2019 là 51,87 km, cao nhất huyện. Dù đa phần bà con trong xã là đồng bào dân tộc thiểu số, được Nhà nước, tỉnh hỗ trợ nhiều hơn nhưng phần đối ứng của người dân vẫn đạt hơn 70 triệu đồng/km, chưa kể hiến đất, ngày công xây dựng.

Cùng với Đèo Gia, phong trào cứng hóa đường GTNT trong huyện ngày càng nở rộ. Tiêu biểu như các xã: Tân Lập, Biển Động, Đồng Cốc, Phượng Sơn, Hồng Giang, Giáp Sơn, Quý Sơn… với những điểm sáng như: Thôn Muối, xã Giáp Sơn trong năm 2019 đã cứng hóa 13 km đường GTNT và nội đồng; người dân thôn Cà Phê, xã Tân Lập đóng góp 210 triệu đồng giúp thôn Ao Mít, xã Đồng Cốc giải phóng mặt bằng, mở rộng 1,3 km đường... Xã Quý Sơn cứng hóa được gần 70 km, đứng đầu huyện, với vốn đối ứng kinh phí làm đường của người dân xấp xỉ 27 tỷ đồng. Tiêu biểu như gia đình bà Phạm Thị Chúc đóng 180 triệu đồng, ông Nguyễn Quốc Thịnh (cùng thôn Bắc 2) góp 150 triệu đồng để làm đường trục thôn, nhóm hộ…

Chủ trương đúng, hiệu quả cao

Nhờ phong trào làm đường GTNT nở rộ, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, bằng các nguồn vốn đầu tư như: Chương trình 135; Nghị quyết 29, Nghị quyết 07, Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh... và đóng góp của nhân dân, toàn huyện đã thực hiện cải tạo, nâng cấp, cứng hóa hơn 1,5 nghìn km đường GTNT, nâng tỷ lệ cứng hóa lên gần 85%, tăng 402,6% so với năm 2015. 

Nhiều tuyến giao thông quan trọng kết nối với vùng sâu đã hoàn thành, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như: ĐT290, đường vào thôn Suối Chạc, xã Phong Vân; đường ĐH81 từ xã Nam Dương đi Đèo Gia; đường Đèo Cạn đi thôn Cai Lé, xã Kiên Thành; đường từ Nam Dương lên chùa Am Vãi; đường nhánh nối ĐT293 với cảng Mỹ An...

Hệ thống GTNT của Lục Ngạn được cải tạo, nâng cấp đã giúp địa phương kết nối với các huyện: Lục Nam, Sơn Động và tỉnh Lạng Sơn. Kết quả này có ý nghĩa to lớn đối với vùng quê có gần 28 nghìn ha cây ăn quả, hơn 26,9 nghìn ha rừng kinh tế như Lục Ngạn. Tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ thuận lợi và các công ty lữ hành đưa, đón khách du lịch đến với Lục Ngạn.

Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn La Văn Nam chia sẻ, đạt được kết quả trên là do tập thể Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Lục Ngạn có quyết tâm chính trị cao trong chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, định hướng và tổ chức triển khai nhiệm vụ. BTV Huyện ủy ra Chỉ thị, Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo, chỉ đạo cứng hóa đường GTNT với cơ chế bổ sung kinh phí ngoài hỗ trợ của tỉnh để “kích cầu” các địa phương làm đường GTNT. 

Các đồng chí Ủy viên BTV, Huyện ủy viên phụ trách xã, cụm xã thường xuyên xuống phối hợp với cơ sở tổ chức triển khai nhiệm vụ; tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, vận động nhân dân làm đường. Kịp thời động viên, khen thưởng bằng nhiều hình thức để vinh danh các đơn vị, tập thể, cá nhân điển hình, tạo sức lan tỏa xây dựng GTNT trong toàn huyện. “UBND huyện đang tiếp tục chỉ đạo các xã rà soát các tuyến GTNT còn lại, vận động người dân hiến đất, giải phóng mặt bằng. Huyện tiếp tục tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương, phấn đấu trong nhiệm kỳ tới sẽ hoàn thành cứng hóa nốt các tuyến GTNT còn lại”, đồng chí La Văn Nam khẳng định.

Thành quả trong xây dựng GTNT trong nhiệm kỳ qua là minh chứng rõ nét về những quyết định, cơ chế, chính sách đúng đắn của huyện Lục Ngạn, tạo sự đồng thuận và huy động được toàn dân tham gia; giúp Lục Ngạn thêm lợi thế thu hút đầu tư phát triển công - nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Lục Ngạn nâng giá trị vải thiều ở các xã vùng cao
(BGĐT) - Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng vải, nhiều hộ dân ở các xã vùng cao huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có những vườn vải có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Trước kia, mỗi khi đến vụ vải họ phải xuống các xã vùng thấp để làm thuê, nay họ thuê người về thu hái vải thiều cho gia đình mình.
Nhà vườn Lục Ngạn: Chăm sóc vải thiều theo quy trình an toàn sinh học
(BGĐT) - Là vùng trọng điểm sản xuất vải thiều của tỉnh, hiện nay, cùng với việc thu hoạch vải sớm, các nhà vườn trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang tiếp tục chăm sóc diện tích vải thiều chính vụ và vải muộn, bảo đảm chất lượng, sản phẩm an toàn.
Lục Ngạn: Công bố quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ
(BGĐT)- Ngày 2/6, Huyện ủy, UBND huyện Lục Ngạn tổ chức Hội nghị công bố quyết định điều động cán bộ. Dự và trao quyết định có các đồng chí: Nguyễn Việt Oanh, Bí thư Huyện ủy; La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện.
Triển khai sàn thương mại điện tử vải thiều Lục Ngạn
(BGĐT)- Nhằm đa dạng hóa kênh bán và quảng bá sản phẩm vải thiều tới các thị trường trong và ngoài nước, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có chủ trương thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử vải thiều Lục Ngạn năm 2020.
Giáp Sơn - Xã đầu tiên của huyện Lục Ngạn tổ chức Đại hội Đảng bộ
(BGĐT) - Ngày 4/5, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020- 2025. Đây là đơn vị được chọn tổ chức đại hội điểm trong Đảng bộ huyện.
Lục Ngạn: Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca dân tộc thiểu số
(BGĐT) - Âm nhạc nói chung, dân ca các dân tộc thiểu số nói riêng đều bắt nguồn từ lao động sản xuất, từ thực tế cuộc sống của con nguời. Những làn điệu dân ca ấy được sinh ra từ núi rừng, từ ngọn cỏ, gốc cây hay tình yêu của đôi lứa. 
Gỡ nút thắt hạ tầng giao thông ở Lục Ngạn
(BGĐT) - Vài năm gần đây, nhờ Nghị quyết số 06, 07 của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ xi măng cứng hóa đường giao thông nông thôn nên mạng lưới giao thông ở các thôn, xóm trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cơ bản được cải thiện. Tuy nhiên, đối với hệ thống đường huyện, tỉnh và quốc lộ lại có nhiều bất cập, chưa đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân.
Ấm tình quân dân nơi vùng cao Lục Ngạn
(BGĐT)-Hành quân bộ hơn 12 km với lỉnh kỉnh vật dụng, trong điều kiện thời tiết giá rét đầu đông nơi vùng cao Lục Ngạn (Bắc Giang), hơn 200 cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đã đem đến bà con các xã khó khăn biết bao hơi ấm- Hơi ấm của tình người, tình đoàn kết quân dân.

Lục Ngạn: Nhiều chủ vườn tăng thu nhập nhờ khách du lịch
(BGĐT)- Những ngày này, các chủ vườn cam, bưởi ở huyện Lục Ngạn nói riêng, tỉnh Bắc Giang nói chung đang tập trung thu hoạch. Giá bán các loại cam, bưởi năm nay tương đương so với năm trước, việc tiêu thụ cũng khá thuận lợi.

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...