Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 27 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Ngạn >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lục Ngạn: Cấp gạo hỗ trợ trồng, chăm sóc rừng thay thế nương rẫy

Cập nhật: 15:58 ngày 27/12/2022
(BGĐT) - Trong các ngày 27, 28/12, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phối hợp với Cục Dự trữ Quốc gia tổ chức tiếp nhận và cấp phát gạo cho người dân trồng rừng thay thế nương rẫy trên địa bàn.
{keywords}

Đại diện UBND xã Tân Lập nhận bàn giao gạo cấp phát cho nhân dân.

Đây là hoạt động tiếp tục thực hiện “Đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ người kinh nghèo sống ở vùng khó khăn tự nguyện trồng rừng thay thế nương rẫy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2019-2023” (gọi tắt là đề án).

Theo đó, trong năm 2022, đề án hỗ trợ gạo cho 409 hộ với 1.903 khẩu, tổng số gạo hỗ trợ hơn 189,6 tấn; diện tích chăm sóc rừng trồng năm 2, năm 3 là 396,2 ha, thuộc địa bàn 10 xã gồm: Phong Vân, Hộ Đáp, Sơn Hải, Tân Lập, Đèo Gia, Phú Nhuận, Cấm Sơn, Tân Sơn, Phong Minh và Sa Lý.

Theo đề án, người dân trồng rừng thay thế nương rẫy sẽ được trợ cấp gạo từ năm thứ nhất đến năm thứ 3, giai đoạn người dân không có đất nương bãi để canh tác, chưa tự túc được lương thực. Đề án sẽ cấp hỗ trợ gạo bình quân 700 kg/ ha/năm/hộ gia đình (hoặc 10 kg/1 khẩu/năm/hộ gia đình) tùy thuộc vào tình hình cụ thể theo quy định của đề án.

Đề án hỗ trợ gạo trồng rừng thay thế nương rẫy trên địa bàn huyện không những phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng, tăng giá trị môi trường, chống xói mòn đất, giữ ổn định nguồn nước... mà còn giúp người trồng rừng phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập ổn định từ nghề rừng.

Tin, ảnh: Quang Huấn

Nâng hiệu quả trồng rừng thay thế
(BGĐT) - Bằng các chính sách hỗ trợ cũng như nguồn thu từ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, những năm qua, tỉnh Bắc Giang quan tâm triển khai các dự án trồng rừng thay thế (TRTT). Thực tế cho thấy nhiều hộ dân, tổ chức tích cực tham gia TRTT, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng.
Triển vọng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn
(BGĐT) - Đầu năm 2022, Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang triển khai mô hình “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai nuôi cấy mô AH1”, với quy mô 24 ha tại huyện Sơn Động. Mô hình hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường.
Bắc Giang: Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn
(BGĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố và các Công ty TNHH Lâm nghiệp tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp và đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...