(BGĐT) - Trước yêu cầu của thị trường xuất khẩu và nguy cơ ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19, từ cuối tháng 2/2022, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch hướng dẫn nông dân sản xuất vải thiều bảo đảm chất lượng, đồng thời tổ chức sớm các hoạt động xúc tiến thương mại.
(BGĐT) - Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, huyện Lục Ngạn đã tập trung nâng cao chất lượng, giữ ổn định diện diện tích. Huyện xác định đây là hướng đi bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(BGĐT) - Vụ cam, bưởi của Lục Ngạn (Bắc Giang) năm nay dự kiến sản lượng sẽ giảm vì mất mùa. Do đó, dù phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 nhưng nông dân vẫn tích cực chăm sóc cây có múi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
(BGĐT) - Dịch Covid-19 bùng phát tại Bắc Giang đúng vào mùa thu hoạch
vải thiều. Ngoài thực hiện nhiệm vụ chống dịch, cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Công
an tỉnh Bắc Giang tích cực giúp nông dân thu hoạch vải thiều, khắc phục
khó khăn do dịch bệnh. Báo Bắc Giang giới thiệu nhóm ảnh dự thi "Bắc Giang trên tuyến đầu chống dịch" của tác giả Dương Tiến Dũng (TP Bắc Giang) với chủ đề: "Chiến sĩ công an giúp dân trong mùa dịch" (ảnh chụp tháng 6/2021).
(BGĐT) - Do dịch bệnh, chưa bao giờ Lục Ngạn- thủ phủ vải thiều lại thiếu nhân công bẻ vải như hiện nay. Hơn một nghìn thanh niên, cả lực lượng tại chỗ và lực lượng tình nguyện đến từ nhiều nơi trong tỉnh và tỉnh bạn đã kịp thời có mặt, giúp người dân thu hoạch vải thiều. Hình ảnh những chiếc áo xanh thấm đẫm mồ hôi trên đồi vải chín đỏ thực sự gây ấn tượng và có sức lan tỏa lớn với cộng đồng.
(BGĐT) - Đến
thời điểm này, vải thiều Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 170.000 tấn, đạt gần 86%
tổng sản lượng. Trong điều kiện đặc biệt khó khăn, dịch bệnh Covid bùng phát dữ
dội, việc vải thiều “xuôi chèo mát mái”, không phải “giải cứu”, giá bán ổn định
là thành công rất lớn của tỉnh.
(BGĐT)- Dưới cái nắng như đổ lửa của ngày hè, người dân ở “ốc đảo" giữa lòng hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) tất bật thu hoạch, chèo thuyền mang vải thiều đi tiêu thụ.
(BGĐT) - Vải thiều Bắc Giang vang tiếng khắp trong, ngoài nước, có chỗ đứng trên thị trường. Trong điều kiện khó khăn, dịch Covid-19 bùng phát, vải thiều vẫn tiêu thụ thuận lợi, thậm chí tiếp cận nhiều thị trường mới cao cấp, khó tính, qua đó khẳng định vị thế của quả vải mà ít loại nông sản khác có được.
(BGĐT) - Nhật Bản là thị trường khó tính, đòi hỏi nghiêm ngặt về các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản. Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vải thiều, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu (Bắc Giang) - một trong những doanh nghiệp được cấp chứng nhận đủ điều kiện xử lý và đóng gói quả vải tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã tuân thủ nghiêm các công đoạn.
(BGĐT) - “Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho vải thiều Bắc Giang xuất khẩu”, đó là những gì phóng viên ghi nhận trên hành trình từ vườn vải đến khi qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
(BGĐT) - Năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ tới việc thông thương bán vải thiều. Vì vậy, nhiều hộ trồng vải ở huyện Lục Ngạn đã livestream, quay video và chụp ảnh vải thiều, đăng bán trên sàn thương mại điện tử, facebook. Đây là hình thức bán hàng mới giúp tiêu thụ nông sản hiệu quả.
(BGĐT)- Gần một tuần qua, giá đá cây (đá lạnh) dùng đóng gói vải thiều tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng chóng mặt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán và việc tiêu thụ vải thiều.
(BGĐT)- Sáng 8/6, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều tại 30 điểm cầu trong nước và quốc tế. Tại sự kiện, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương có bài phát biểu quan trọng. Báo Bắc Giang trích đăng bài phát biểu của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh.