Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 31 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Ngạn >> Vải thiều Lục Ngạn
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lục Ngạn: Chú trọng chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều

Cập nhật: 09:36 ngày 05/04/2022
(BGĐT) - Trước yêu cầu của thị trường xuất khẩu và nguy cơ ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19, từ cuối tháng 2/2022, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch hướng dẫn nông dân sản xuất vải thiều bảo đảm chất lượng, đồng thời tổ chức sớm các hoạt động xúc tiến thương mại.

Sản xuất vải an toàn

Chị Trương Thị Bẩy, thôn Chão, xã Giáp Sơn có 1,5 ha vải thiều được sản xuất theo hướng hữu cơ. Quá trình chăm sóc, chị Bẩy được cán bộ chuyên môn hướng dẫn ghi sổ nhật ký canh tác, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh để phòng trừ hiệu quả nhất. Theo chị Bẩy, chăm sóc vải thiều theo hướng hữu cơ tốn ít công sức hơn so với cách chăm sóc cũ bởi khoa học hơn, có sổ ghi chép rõ ràng. 

{keywords}

Cán bộ khuyến nông xã Giáp Sơn hướng dẫn người dân cách phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc vải thiều thời kỳ ra hoa, đậu quả.

Đặc biệt, gia đình chị chỉ dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam. Hơn nữa, vốn đầu tư phân bón, thuốc BVTV ít hơn nhưng thu nhập cao hơn. “Dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng thương nhân vẫn đến tận vườn thu mua với giá cao hơn từ 3 - 5 nghìn đồng/kg so với vải chăm sóc thông thường. Cả vụ tôi thu gần 200 triệu đồng. Năm nay tôi tiếp tục duy trì sản xuất theo hướng hữu cơ để tăng chất lượng, giá trị quả vải”, chị Bẩy nói.

Quý Sơn cũng là một trong những xã được lựa chọn cấp mã số vùng trồng xuất khẩu với 14,7 ha tại thôn Số Ba và Đồng Giao. Anh Lê Văn Kiên, thôn Đồng Giao tham gia sản xuất 3 ha xuất khẩu sang Nhật Bản và EU thông tin: “Từ thời điểm vải thiều bắt đầu ra hoa đến nay, tuần nào cũng có cán bộ kỹ thuật thuộc tổ hỗ trợ của huyện xuống vườn kiểm tra, hướng dẫn quy trình chăm sóc. Khi có dấu hiệu sâu bệnh, chúng tôi được chỉ định lựa chọn loại thuốc sinh học, thời điểm, cách phun nên vườn vải phát triển tốt, hứa hẹn bội thu”.

Theo ông Lâm Nguyên Năng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật Nông nghiệp huyện, để phòng trừ tốt các đối tượng sâu bệnh gây hại, đặc biệt là sâu đục cuống quả cần thực hiện nghiêm hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để diệt trừ. Đối với các mã vùng vải xuất khẩu cần sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ. Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom rác, bao bì thuốc BVTV; ghi chép đầy đủ thông tin về nhật ký canh tác, nhật ký sử dụng thuốc BVTV, phân bón…; biển mã số vùng trồng, biển cảnh báo thuốc BVTV.

Chính quyền đồng hành cùng người sản xuất

Năm nay, huyện Lục Ngạn chỉ đạo sản xuất hơn 15,7 nghìn ha vải thiều, tăng 300 ha so với vụ trước, sản lượng ước đạt hơn 95 nghìn tấn. Để giúp người dân nâng cao chất lượng vải xuất khẩu sang Nhật Bản, huyện hỗ trợ các hộ 700 triệu đồng mua thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh và phân tích mẫu sản phẩm trước khi xuất khẩu. 

Năm nay, Lục Ngạn sản xuất 60 ha vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, dự kiến sản lượng từ 700-1 nghìn tấn; duy trì 12,8 nghìn ha vải VietGAP; 18 mã số vùng trồng, diện tích 218 ha, sản lượng 1,6 nghìn tấn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Úc, EU; 27 mã số vùng trồng, tổng diện tích 194,5 ha xuất khẩu sang thị trường cao cấp; 35 mã số vùng trồng được Trung Quốc chấp thuận với diện tích hơn 11,4 nghìn ha.

Ông Tăng Văn Huy, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, từ tháng 2, đơn vị tham mưu với UBND huyện ban hành kế hoạch sản xuất gắn với tiêu thụ vải thiều năm nay. Đồng thời tham mưu thành lập các Tổ chỉ đạo sản xuất, thành phần gồm đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật Nông nghiệp, lãnh đạo UBND các xã. 

Trong đó, tập trung vào các vùng sản xuất phục vụ thị trường cao cấp. Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các HTX, tổ hợp tác và người trồng vải sản xuất đạt năng suất, chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Được biết, quan điểm của tỉnh, huyện là chú trọng cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Theo đó, cuối tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh đã phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị trực tuyến "Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế tỉnh Bắc Giang vào thị trường Hoa Kỳ năm 2022". 

UBND huyện cũng sớm xây dựng kế hoạch tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh mới, tập trung vào các trung tâm thương mại, chợ đầu mối lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và các nhà phân phối, các tập đoàn bán lẻ hàng đầu. Ngoài thị trường truyền thống Trung Quốc, huyện hướng tới đưa trái vải thiều đến các thị trường tiềm năng khác như Đông Nam Á và các nước Liên minh châu Âu (EU). 

Tăng cường quảng bá và tiêu thụ sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử như: Voso.vn, Postmart.vn, Sendo.vn, San24h.vn, Shopee.vn, Lazada.vn. Đồng thời thúc đẩy các hình thức chế biến từ trái vải thiều như ép nước, đóng lon, sấy khô. Tháng Tư này, UBND huyện sẽ tổ chức hội nghị bàn giải pháp xúc tiến tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu vải thiều; hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, thương nhân thu mua vải thiều về quy trình đóng gói vải xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc .

Bài, ảnh: Quang Huấn -Vũ Đoàn

Tăng cường hợp tác, đưa vải thiều Bắc Giang vào thị trường Hoa Kỳ
(BGĐT) - Ngày 29/3, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị trực tuyến "Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế tỉnh Bắc Giang vào thị trường Hoa Kỳ năm 2022". Hội nghị được tổ chức tại điểm cầu chính trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang, 4 điểm cầu tại Đại sứ quán, cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều điểm cầu tại các doanh nghiệp (DN), trung tâm thương mại trong nước, quốc tế.
Nâng tầm giá trị và thương hiệu trái vải thiều Lục Ngạn
Hơn 4.000 tấn vải thiều Lục Ngạn đã đến tận tay người tiêu dùng với vẹn nguyên chất lượng thông qua hệ thống bưu cục rộng khắp tại 63 tỉnh, thành phố và kênh thương mại điện tử Postmart trong năm 2021 – năm lịch sử không thể nào quên với những người trồng vải khi Bắc Giang trở thành “tâm dịch” ngay giữa những ngày vải chín đỏ cây. Năm nay, con số này dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Chủ động đầu ra cho vải thiều
(BGĐT) -  Sản lượng lớn, thời gian thu hoạch không dài, bảo quản khó nên việc tiêu thụ vải thiều chưa bao giờ đơn giản, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Vì thế, ngay từ đầu vụ sản xuất, chính quyền, ngành chức năng đã quan tâm đặc biệt tới việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng đầu ra cho trái ngọt này.
Bắc Giang: Nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng năm 2022
(BGĐT)- UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch tổ chức các sự kiện, hội nghị, hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng năm 2022.
Thúc đẩy hợp tác chế biến, xuất khẩu vải thiều sang Hoa Kỳ và xử lý môi trường
(BGĐT)- Chiều 18/3, Đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Emission Resource (ERG - Hoa Kỳ), Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại XNK Phân phối Sun Hee DC Group và Công ty logistics Bưu điện Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác trong việc tiêu thụ, chế biến vải thiều và xử lý rác thải.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...