Thứ năm, 02/05/2024
Bắc giang 22 °C / 23 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Cuộc thi "Nghị quyết của Đảng và cuộc sống hôm nay"
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Khai thác khoáng sản bảo đảm phát triển bền vững

(BGĐT) - Xác định tài nguyên, khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển KT-XH, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết tăng cường công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản. Theo đó, tài nguyên khoáng sản cần được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường bảo đảm phát triển bền vững. 

Một số vi phạm chưa được xử lý kịp thời

Nhìn chung, thời gian qua, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến. Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản đã từng bước được chấn chỉnh, dần đi vào nền nếp và gắn với bảo vệ môi trường. Vài năm trước, tình trạng khai thác cát sỏi trái phép lòng sông khu vực các xã Yên Sơn, Cẩm Lý (Lục Nam) luôn “nóng” khiến dư luận bức xúc. Trước tình hình trên, Huyện ủy, UBND huyện Lục Nam đã chỉ đạo quyết liệt. Qua nhiều lần lực lượng chức năng của huyện phối hợp bắt quả tang, xử lý nghiêm vi phạm, đến nay tình trạng vi phạm đã được ngăn chặn, người dân không còn gửi đơn thư, khiếu kiện phản ánh vụ việc như trước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản vẫn còn một số hạn chế. Tình trạng khai thác sai phép vẫn diễn ra ở một số nơi; công tác thanh tra, kiểm tra sau cấp phép chưa thường xuyên dẫn đến một số sai phạm chưa được xử lý kịp thời. Gần đây, nhiều người dân xã Liên Chung (Tân Yên) phản ánh, hoạt động khai thác cát sỏi trái phép lòng sông Thương vẫn diễn ra. Đi dọc đê hữu Thương, dễ dàng bắt gặp từng mảng bờ, bãi sông bị lõm sâu vào phía bờ. T.Ư, tỉnh đã đầu tư hàng tỷ đồng kè đá hộ chân, bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa bão. Khoáng sản bị khai thác trái phép, cá nhân trục lợi nhưng Nhà nước lại phải bỏ ra khoản kinh phí không nhỏ để khắc phục hậu quả.

{keywords}

Một địa điểm thuộc xã Yên Lư (Yên Dũng) bị san gạt, khai thác đất trái phép.

Hay tại thôn Yên Hồng, xã Yên Lư (Yên Dũng) cũng xảy ra vụ việc cả một vạt núi bị khoét sâu hàng chục m, thành nhiều tầng nấc, ước hàng nghìn m3 đất đã bị lấy đi. Đi qua vài ngọn đồi xung quanh thấy có không ít điểm người dân cho máy móc lấy đất nham nhở, biến dạng. Đáng ngại là với vi phạm này, việc xử lý của chính quyền lại chưa có tính răn đe cao. Cụ thể, UBND xã Yên Lư chỉ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với trường hợp vi phạm 3,5 triệu đồng mà không xem xét lượng đất trước đó khai thác mang đi đâu để truy thu. Một số ý kiến cho rằng, mức phạt này quá nhẹ, sẽ tạo tiền lệ xấu, vì có trường hợp vi phạm sẵn sàng nộp phạt.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, chưa có số liệu đầy đủ song năm 2022 toàn tỉnh phát hiện, xử lý khoảng 80 trường hợp vi phạm khai thác khoáng sản, tập trung tại huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, Yên Dũng. Riêng 6 tháng đầu năm xử lý 35 trường hợp với tổng số tiền 1,5 tỷ đồng.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý khoáng sản

Đánh giá về quản lý tài nguyên, khoáng sản thời gian qua, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nêu rõ, nguyên nhân của những hạn chế về quản lý khoáng sản chủ yếu là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, người dân, doanh nghiệp (DN) chưa đầy đủ về tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành chức năng và các địa phương trong quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản thiếu chặt chẽ; năng lực, trình độ của một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, việc khai thác khoáng sản trái phép mang lại nguồn lợi lớn nên một số cá nhân, DN trốn tránh nghĩa vụ, không chấp hành quy định của Nhà nước.

{keywords}

Khu vực được cấp phép khai thác đất san lấp mặt bằng tại xã Phượng Sơn (Lục Ngạn).

Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành; gắn trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu địa phương để xảy ra các sai phạm trên địa bàn.

Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển KT-XH của tỉnh, cần được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, người dân và DN về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản, Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường lãnh đạo công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Theo đó, việc cấp phép hoạt động khoáng sản phải bảo đảm kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực hiện các công trình, dự án phát triển KT-XH của tỉnh. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan. Kiên quyết đấu tranh, xử lý vi phạm trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành; gắn trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu địa phương để xảy ra các sai phạm trên địa bàn. Thực hiện công khai các mỏ được khai thác trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để quản lý, sử dụng phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bài, ảnh: Trường Sơn

Khai thác khoáng sản trái phép ở Yên Lư giữa ban ngày, chính quyền không biết hay làm ngơ?
(BGĐT)- Dù Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn song tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang vẫn xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
Bắc Giang: Khai thác khoáng sản ngoài ranh giới cho phép, một hộ dân bị xử phạt
(BGĐT)- Chủ tịch UBND xã Trường Sơn (Lục Nam) vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Văn Sơn, thôn Vua Bà, xã Trường Sơn về hành vi khai thác khoáng sản (đất sản xuất gạch) trên diện tích đất ở của gia đình vượt ngoài ranh giới cấp phép.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản
(BGĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các sở, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...