Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp cầu bạn đọc
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Người tố cáo được bảo vệ

Cập nhật: 08:44 ngày 12/12/2018
(BGĐT)- Nhằm bảo vệ, khuyến khích người dân dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, giúp cơ quan Nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp này, Luật Tố cáo năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019) dành một chương riêng (Chương VI, gồm 11 điều luật) quy định về bảo vệ người tố cáo.

Điều 47 Luật này quy định: Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ). Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp họ tự tiết lộ. Do đó, khi có dấu hiệu bị trù dập, trả thù, đe dọa theo quy định của luật, người tố cáo có quyền đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ.

Về phía cá nhân, đơn vị tiếp nhận thông tin, giải quyết tố cáo, khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ mà xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết, thấy có căn cứ thì cần kịp thời quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết, như: Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp; lược bỏ danh tính và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật trước khi khi giao đơn vị, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung; lựa chọn phương thức làm việc, biện pháp phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Ngoài bảo vệ bí mật thông tin, khi có căn cứ xác định người được bảo vệ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hạivị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm hoặc bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền quyết định (hoặc theo đề nghị của người tố cáo) áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết: Tạm thời di chuyển họ đến nơi an toàn; bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho họ; yêu cầu người có hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo chấm dứt hành vi vi phạm…

Nếu người được bảo vệ là cán bộ, công chức, viên chức thì biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm được áp dụng là: Tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ; khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ. Xem xét bố trí công tác khác cho người tố cáo được bảo vệ sang cơ quan, đơn vị khác nếu họ đồng ý để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Nếu người được bảo vệ làm việc theo hợp đồng mà có căn cứ xác định bị trả thù thì yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Người tố cáo có quyền được biết về các biện pháp bảo vệ; được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt hoặc từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ; được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà bị từ chối hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho mình.

Khi được bảo vệ, người tố cáo phải chấp hành nghiêm yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ; giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ. Trường hợp đề nghị của người tố cáo không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người thụ lý đơn giải quyết để giải thích rõ lý do cho người tố cáo biết.

Vụ Trưởng Công an TP bị tố nhận tiền “chạy án”: Người tố cáo lên tiếng
Vì không đòi lại được số tiền đã đưa cho Trưởng Công an TP Thanh Hóa để “chạy án”, anh Đ.Đ.H (SN 1989, ở xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng.
 
Quốc hội thảo luận về báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018 và dự án Luật Kiến trúc
Tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 6, ngày 14-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018 và dự án Luật Kiến trúc; biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019.
 
Những điểm mới chủ yếu của Luật Tố cáo
(BGĐT)- Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của con người, của công dân. Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
 
Xây dựng cơ chế phối hợp, tăng cường đôn đốc, nâng hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo
(BGĐT) - Ngày 29-10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang họp phiên thường kỳ tháng 10. Đồng chí Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Từ Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ, các sở, ban, ngành tỉnh. 
 
Trung tướng Hữu Ước đã tố cáo luật sư Trần Đình Triển tới Công an Hà Nội
Ông Nguyễn Hoàng Tiến- Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, Trung tướng Hữu Ước- nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (Bộ Công an) đã gửi đơn tố cáo luật sư Trần Đình Triển tới Công an Hà Nội; còn luật sư Triển đã khởi kiện ông Ước ra toà.
 

Thùy Dương (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...