Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp cầu bạn đọc
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Điều chỉnh mức trợ cấp đối với bà Nguyễn Thị Thái là đúng quy định

Cập nhật: 10:42 ngày 27/02/2019
(BGĐT)- Bà Nguyễn Thị Thái, thôn Vọng Giang, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) phản ánh việc bị cắt trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ không đúng quy định, gây ảnh hưởng cuộc sống và tinh thần. Phóng viên Báo Bắc Giang đã làm việc với các đơn vị, cá nhân liên quan để làm rõ vấn đề này.

Năm 1964, bà Nguyễn Thị Thái kết hôn với ông Chu Văn Cương thôn Vọng Giang. Đầu năm 1965, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Cương lên đường tham gia kháng chiến chống Mỹ ở mặt trận phía Nam. Tháng 6-1969, gia đình bà Thái nhận được giấy báo ông Chu Văn Cương đã anh dũng hy sinh trong một trận đánh ác liệt. Bà Thái cho biết: “Khi chồng hy sinh, chúng tôi chưa có con. Mẹ chồng mất sớm, tôi không tái giá ở vậy chăm sóc bố chồng và gánh vác việc nhà chồng… Sau khi ông mất, năm 2006, tôi làm thủ tục đề nghị hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với vợ liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa và được các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. 

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Thái (bên trái) trao đổi với phóng viên.

Đến tháng 6-2018, cơ quan chức năng lại cắt chế độ này và đưa tôi về hưởng trợ cấp tuất thường đối với thân nhân liệt sĩ”. Việc bị cắt trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của bà. Bà Thái đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết chế độ trợ cấp vợ liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa cho mình.

Về trường hợp này, bà Đỗ Thị Thu Hiền, Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) cho biết: “Bà Thái là đối tượng thân nhân người có công với nước, chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. Liệt sĩ Cương hy sinh hiện chưa tìm thấy phần mộ, chúng tôi rất chia sẻ với gia đình nhưng quy định của pháp luật không thể làm sai”. Theo hồ sơ lưu giữ tại Sở LĐ, TB&XH, bà Nguyễn Thị Thái (tức Gái - SN 1947), đảng viên, là vợ liệt sĩ Chu Văn Cương (hy sinh năm 1969). 

Do sức khỏe yếu (giám định mất sức lao động hạng B), ngày 01-3-1993, bà Thái được Sở LĐ, TB&XH giải quyết trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ. Ngày 26-6-2001, bà Thái có đơn đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp tuất nuôi dưỡng với lý do sống cô đơn không nơi nương tựa. Qua xem xét đơn, hội nghị quân dân chính xã Mai Đình đã nhất trí đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng cho bà Thái vì không có con với liệt sĩ, không đi lấy chồng, không sinh thêm con và không có con nuôi, sống độc thân. Theo đề nghị của Phòng Nội vụ- LĐ, TB&XH huyện Hiệp Hòa, tháng 7-2006, Sở LĐ, TB&XH đã điều chỉnh mức trợ cấp tiền tuất từ cơ bản lên mức nuôi dưỡng đối với bà Nguyễn Thị Thái.

Năm 2017, một công dân thôn Vọng Giang có đơn gửi cơ quan chức năng phản ánh việc bà Thái hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng không đúng quy định. Sở LĐ, TB&XH đã kiểm tra, xác minh và có cơ sở khẳng định bà Thái không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp này. Điều 20, Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định chế độ trợ cấp tuất hàng tháng nêu rõ: “Thân nhân của một liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn”. Đối với vợ liệt sĩ cô đơn, không nơi nương tựa, Điểm đ, Khoản 6, Điều 20 Nghị định quy định: “Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn”. Qua xác minh thực tế cho thấy, năm 1978, bà Thái nhận một người con nuôi đặt tên là Chu Văn Nhẫn (lấy họ liệt sĩ Cương). Mấy chục năm nay, bà Thái vẫn sinh sống cùng nhà với người con nuôi này.

Làm việc với phóng viên, lãnh đạo UBND xã Mai Đình cho biết, do bà Thái không làm thủ tục nhận con nuôi theo quy định nên trước đây việc xét duyệt chưa được chuẩn xác. Nhưng thực tế có việc bà Thái nhận con nuôi và hiện vẫn sống chung với gia đình người con này. Bản thân bà Thái cũng cho biết nhận nuôi anh Nhẫn. Lớn lên, anh Nhẫn lấy vợ, sinh 4 người con, điều kiện kinh tế khó khăn, dù ở chung, ăn chung nhưng bà đã tách khẩu nhiều năm nay và sống nhờ vào trợ cấp tuất thân nhân liệt sĩ.

Khoản 5, Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP nêu rõ: “Người sống cô đơn không nơi nương tựa là người sống độc thân, không có hoặc không còn thân nhân”. Theo quy định trên, bà Nguyễn Thị Thái không phải là người sống độc thân. Tại xã Mai Đình, có một trường hợp khác hoàn cảnh tương tự bà Thái cũng chỉ được giải quyết trợ cấp tiền tuất bình thường. Do đó, việc Sở LĐ,TB &XH điều chỉnh mức trợ cấp tuất đối với bà Nguyễn Thị Thái là đúng quy định.

Trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân gia đình liệt sĩ
(BGĐT)- UBND xã Cảnh Thụy, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vừa tổ chức lễ truy điệu, an táng hài cốt hai liệt sĩ Trần Đức Vẻ, Trần Đức Phang và trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân gia đình liệt sĩ. 
 
Bức chân dung liệt sĩ dưới hố chôn tập thể tại Đồng Nai
Trong nhiều di vật dưới hố chôn 13 liệt sĩ, lực lượng tìm kiếm phát hiện bức chân dung một chiến sĩ khá nguyên vẹn.
 
Giải quyết chế độ người có công ở xã Xuân Hương (Lạng Giang): Vì sao hồ sơ liệt sĩ Trịnh Văn Thường bị “om” gần hai năm?
(BGĐT) - Báo Bắc Giang số ra ngày 15-8 đăng bài “Giải quyết chế độ người có công ở xã Xuân Hương (Lạng Giang): Cán bộ tắc trách, người dân mòn mỏi đợi chờ”. Nội dung phản ánh sự thiếu trách nhiệm của cán bộ xã trong giải quyết chế độ người có công cho liệt sĩ Trịnh Văn Thường. Xác minh tiếp vụ việc cho thấy nguyên nhân chậm muộn còn là do cán bộ giải quyết chính sách huyện, tỉnh liên quan cũng chưa làm hết trách nhiệm với thân nhân người có công.
 
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh tặng quà gia đình chính sách
(BGĐT) - Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh vừa tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình thân nhân liệt sĩ xã Tân Trung (Tân Yên). 
 
Giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ tại Hang Tám Cô
Trong thời gian gần đây, một số báo và phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về sự việc các liệt sĩ hy sinh tại hang đá ở Km 16, đường 20 Quyết Thắng, xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (thường gọi là “Hang Tám Cô”) trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhưng đến nay các gia đình thân nhân vẫn chưa xác định được thông tin chính xác phần mộ các liệt sĩ. 
 
Sẽ xây dựng ngân hàng gene để xác định danh tính liệt sĩ
Tiến tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (TB-LS), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để tìm mộ liệt sĩ.
 

Tuấn Dương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...