Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp cầu bạn đọc
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Dự án xây dựng Nhà máy nước sạch Hiệp Hòa số 2: Quan tâm tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận

Cập nhật: 09:27 ngày 16/09/2020
(BGĐT) - UBND xã Đồng Tân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) và Ban quản lý thôn làng Tân Chung chưa họp bàn lấy ý kiến nhân dân đã tự ý bán đất rừng phòng hộ cho doanh nghiệp (DN) kinh doanh nước sạch… Đây là phản ánh của ông Nguyễn Văn Khoa và một số công dân xã này. Thực tế có đúng như vậy? 

Lãnh đạo thôn, xã không bán đất cho doanh nghiệp

Theo một số người dân địa phương, năm 2019, UBND xã và Trưởng thôn làng Tân Chung (nay Tân Chung tách thành 3 thôn, gồm: Thắng Lợi, Hòa Bình và Quyết Thắng) đã bán 5.500 m2 đất rừng phòng hộ thuộc khu vực xung yếu nằm sát sông Cầu cho Công ty CP Xây dựng và Công nghệ môi trường Việt Nam xây dựng Nhà máy nước sạch Hiệp Hòa số 2 với giá "rẻ như cho". Trong đó, kinh phí hỗ trợ về đất chỉ có 231 triệu đồng, bồi thường tài sản, cây trồng trên đất gần 46,5 triệu đồng. Đáng chú ý, việc bán đất cho DN không được thông tin, lấy ý kiến rộng rãi của bà con, gây bức xúc.

{keywords}

Một phần dải đất ven sông Cầu thuộc xã Đồng Tân được HĐND tỉnh nhất trí cho chuyển đổi để xây dựng Nhà máy nước sạch Hiệp Hòa số 2.

Ông Khoa cung cấp thêm: Phần đất bán cho DN là khu vực xung yếu, thường xảy ra sạt lở, xói mòn nên từ hơn 100 năm nay, người dân Tân Chung đã trồng tre chắn sóng, góp tiền thuê người trông coi, gìn giữ hàng năm để bảo vệ đất canh tác, chống lũ lụt từ thượng nguồn đổ về. Ông Khoa lo lắng, việc bỏ một phần rừng tre, làm nhà máy nước sạch sẽ gây sạt lở, xói mòn đất, ảnh hưởng đời sống, sản xuất của người dân. Từ đó, đề nghị Công ty phải kè dọc đoạn bờ sông dài khoảng 300 m hoặc chọn vị trí khác xây dựng nhà máy. Với những lý do ấy, ông Khoa và một số công dân đã ngăn cản không cho DN triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB), thi công công trình.

Để tìm hiểu nội dung một số người dân phản ánh đúng hay sai, phóng viên đã làm việc với nhiều cơ quan liên quan. Trong đó, ông Hoàng Văn Thái, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Hiệp Hòa, cho biết: Dự án xây dựng Nhà máy nước sạch Hiệp Hòa số 2 thuộc dự án được Nhà nước thu hồi đất để phát triển KT-XH. Ngày 7/12/2018, Dự án được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư...

Dự án thực hiện tại thôn Thắng Lợi, xã Đồng Tân, trên diện tích 5.500 m2 đất nông nghiệp công ích trồng cây lâu năm, tổng vốn đầu tư 35 tỷ đồng, quy mô hoạt động 3.000 m3/ngày đêm, khi hoàn thành sẽ cung cấp nước sạch cho 3 xã của huyện Hiệp Hòa là: Đồng Tân, Hoàng Lương và Hoàng Thanh. Thực hiện các quyết định trên, UBND huyện Hiệp Hòa đã triển khai công tác thu hồi đất, GPMB. Việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ áp dụng theo đơn giá của Nhà nước và được chi trả theo quy định.

Ngày 23/4/2019, Sở TN&MT chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, xã Đồng Tân và đại điện Công ty tổ chức thẩm định hồ sơ. Tại đây, Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT) đã cho ý kiến về vị trí thực hiện dự án là phù hợp, không ảnh hưởng tới việc thoát lũ trên địa bàn. Ngày 19/12/2019, UBND tỉnh ban hành quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng đất, cho Công ty CP Xây dựng và Công nghệ môi trường Việt Nam thuê đất tại xã Đồng Tân... Ông Hoàng Văn Thái khẳng định, việc công dân tố lãnh đạo UBND xã Đồng Tân và Ban quản lý thôn tự ý bán đất cho DN làm nhà máy nước sạch là không có cơ sở.

Chưa làm tốt việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư

Qua tìm hiểu nhận thấy, sở dĩ Dự án xây dựng Nhà máy nước sạch Hiệp Hòa số 2 chưa được một số người dân ủng hộ là do DN, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm công tác tuyên truyền, lấy ý kiến cộng đồng dân cư ngay từ khi mới triển khai.

Ông Ngô Xuân Trung, Chủ tịch UBND xã Đồng Tân cho biết: Cả dải đất trồng tre ven sông Cầu của Tân Chung có diện tích khoảng 3,5 ha (dài hơn 300 m, rộng khoảng 60 m), trong đó Công ty CP Xây dựng và Công nghệ môi trường Việt Nam chỉ thuê 0,55 ha để làm nhà máy. Việc người dân yêu cầu DN phải kè hơn 300 m bờ sông cho cả diện tích 3,5 ha là không khả thi vì kinh phí quá lớn, DN không thể đáp ứng. Hơn nữa, việc thi công kè đắp phải được sự cho phép của cấp, ngành liên quan. Tuy nhiên để người dân yên tâm, Công ty đã có giải pháp dịch chuyển các hạng mục công trình lùi vào trong, cách sông từ 10 đến 12 m và trồng cây để chống xói lở đất.

Trước phản ứng của người dân, những ngày qua, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương đã phối hợp với DN tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, đối thoại với công dân 3 thôn nói chung và từng thôn nhằm giúp người dân hiểu rõ về ý nghĩa, mục đích của dự án; cùng đó yêu cầu DN chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan có phương án bảo vệ bờ sông, có biện pháp phòng, chống sạt lở.

Hiện tại, nguồn nước sinh hoạt tại xã Đồng Tân bị ô nhiễm nặng. Nước ở các giếng tự nhiên và giếng khoan vẩn đục, nhiều cặn bẩn phải xử lý qua bể lọc mới dùng được. Do đó, việc xây dựng Nhà máy nước sạch Hiệp Hòa số 2 là cần thiết. Để Dự án sớm được triển khai, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh, bảo vệ sức khỏe người dân, DN, chính quyền địa phương cần tiếp tục phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự đồng thuận.

Bắt đầu tổng kiểm tra các nhà máy nước sạch trong cả nước
Đoàn kiểm tra của Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra tình hình hoạt động của 15 nhà máy nước sạch trong cả nước từ hôm nay 20-11.
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước
Trước dư luận phản ánh có tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn người dân khu vực Tây Nam TP Hà Nội, về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo như sau:

Thùy Ninh


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...