Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chàng trai đưa trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống

Cập nhật: 20:07 ngày 02/05/2017
Giải nhất CNTT triển vọng, Giải thưởng Nhân tài Ðất Việt 2016, đang học tiến sĩ ở Pháp thì bỗng dưng bỏ về. Ðược nhiều tập đoàn công nghệ mời làm giám đốc với lương khủng đều từ chối, rồi mang hết tiền nhà đi khởi nghiệp. Ðó là vài nét “trích ngang” về Lê Công Thành, một trong những chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam hiện nay.

{keywords}

Lê Công Thành.

Cuối năm 2016 ở lễ trao giải Nhân tài Ðất Việt 2016, sản phẩm Hệ thống phân tích ngữ nghĩa và quản trị tương tác mạng xã hội SMCC của Lê Công Thành cùng các đồng sự thuộc Công ty cổ phần Công nghệ chọn lọc thông tin (InfoRe) giành giải Nhất, được các chuyên gia công nghệ thông tin đánh giá rất cao.

Lê Công Thành sinh năm 1983, từng tốt nghiệp Khoa Toán-Tin của Trường Ðại học Thủy lợi Hà Nội, sau đó sang Pháp học thạc sĩ rồi học tiến sĩ. Năm 2011, khi đang dở năm nhất chương trình tiến sĩ, Thành về nước. “Nếu mình tiếp tục học hết chương trình tiến sĩ thì sẽ phải ở lại Pháp làm việc vì lĩnh vực ấy chưa thể triển khai ở Việt Nam mà mình thì luôn muốn trở về”.

Ðược nhiều tập đoàn công nghệ trong nước mời vào làm việc với mức lương khủng nhưng Thành từ chối, bởi “ khi ở Pháp mình làm cho nhà mạng lớn nhất, có nhiều người dùng nhất thế giới. Nếu chọn làm cho doanh nghiệp, mình đã ở lại Pháp. Về Việt Nam, mình muốn đi theo mơ ước riêng”.

Thành cùng 7 người bạn đều là du học sinh thành lập Công ty cổ phần Công nghệ chọn lọc thông tin (InfoRe) để triển khai các ý tưởng ứng dụng trí tuệ nhân tạo giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 

Ý tưởng đầu tiên được nhóm triển khai là một dự án xã hội, phi lợi nhuận - dự án lietsi.com. Thành chia sẻ, ở miền Bắc, hầu hết các gia đình đều có người thân ngã xuống, gia đình mình có, gia đình các bạn mình cũng có. “Một năm sau khi triển khai dự án, mình nhận được cuộc gọi của người nhà liệt sĩ thông báo đã tìm thấy mộ người thân qua thông tin trên lietsi.com. Ðến nay, tuần nào cũng có gia đình liệt sĩ tìm được mộ người thân”, Thành tâm sự.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang bùng nổ trên thế giới nhưng là hướng đi khá mới mẻ ở Việt Nam. Thành và cộng sự đang triển khai hàng loạt các hướng đi khác nhau nhằm đưa trí tuệ nhân tạo ứng dụng ở Việt Nam. Ví dụ dự án chế tạo robot có thể nói chuyện với mọi người, nghe người khác nói, hiểu được người khác đang nói gì, sản sinh ra đoạn hội thoại để đáp lời.

Dự án này trải qua 3 công đoạn gồm nghe hiểu, sản sinh ra đoạn hội thoại trả lời và trả lời trơn tru. Dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn thiện robot, có thể ứng dụng trên thiết bị điều khiển trong nhà bằng giọng nói, bán hàng hoặc giúp các công ty tiếp xúc với khách hàng.

Thành cùng các cộng sự cũng đang hợp tác với một doanh nghiệp để đưa trí tuệ nhân tạo vào dạy học với sản phẩm kính thực tế ảo. Chỉ cần đeo kính này vào, người học có cảm giác như đang ngồi trong lớp học, thầy giáo ngay bên cạnh dù thực tế thầy có thể đang cách nửa vòng trái đất. 

Thành tâm sự, phát triển trí tuệ nhân tạo là một hướng đi mới ở Việt Nam. Vì thế, khó khăn nhất mà Thành và các cộng sự phải vượt qua là chính bản thân mình chứ không phải đối thủ. Các bạn trẻ của công ty, phần đông ở độ tuổi đôi mươi đang rất tích cực triển khai các dự án trí tuệ nhân tạo, để ngày càng có nhiều ứng dụng giải quyết các vấn đề cuộc sống ở Việt Nam.

Theo Tiền Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...