Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phạm Mai Phương - nữ sinh trường Ams giành HCV Olympic Hóa học quốc tế trúng tuyển MIT

Cập nhật: 09:21 ngày 28/03/2018
Phạm Mai Phương là cựu học sinh lớp 12 Hóa Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội. Trong kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế 2014 được tổ chức tại Hà Nội, Phương và một bạn cùng trường đã xuất sắc giành HCV với số điểm nằm trong top 3 chung cuộc.
{keywords}

Phạm Mai Phương từng giành HCV Olympic Hóa học quốc tế trúng tuyển MIT.

Trong thử thách vào MIT, Phương trả lời câu hỏi "nêu điểm đặc biệt ở quê hương ảnh hưởng con người bạn, hình thành ước mơ của bạn?". Cô gái Việt đã chọn nói về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đồ ăn ở Việt Nam khá nổi tiếng, nhiều bạn bè quốc tế đã cất công sang Hội An tìm và thưởng thức cơm gà bà Buội, bánh mỳ Phương… nhưng việc quảng bá còn ít so với các nước khác.

Việc vệ sinh an toàn thực phẩm là dấu hỏi lớn. Nhiều lần Phương chứng kiến khách hàng của bố em là người nước ngoài mang cả nước lọc bên họ sang Việt Nam. Họ rất cẩn thận, có khi chỉ cần cốc nước không sạch họ sẽ không bao giờ uống nữa. Nếu làm tốt việc này có thể đưa đồ ăn Việt Nam đến với thế giới một cách rộng rãi hơn. Bản thân người Việt Nam cũng được hưởng lợi từ điều này.

Thuyết phục Ban tuyển chọn bằng câu trả lời đầy thông minh mang tính thực tiễn, Mai Phương đã trúng tuyển vào ngôi trường mơ ước.

Được biết, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) là trường đại học hàng đầu về công nghệ của Mỹ. Kể từ năm 2012 đến nay, ngôi trường này 6 năm liên tiếp thống trị bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới (Theo bảng xếp hạng uy tín QS). Tính tới năm 2015, Đại học MIT có 85 người đạt giải Nobel, 52 huy chương Khoa học Quốc gia, 34 phi hành gia...

Đây là một trong những cơ sở giáo dục bậc cao có tiêu chuẩn tuyển chọn sinh viên khắt khe nhất. Năm 2017, trường có 19.020 đơn xin nhập học nhưng chỉ 1.511 người được nhận, tức chỉ khoảng 8%.

MIT là một trong 5 đại học ở Mỹ áp dụng hình thức tuyển sinh need-blind cho cả sinh viên bản xứ và sinh viên quốc tế. Khi duyệt hồ sơ nhập học, nhà trường chỉ xem xét dựa trên khả năng của thí sinh mà không quan tâm đến khả năng tài chính của họ. Khi đã được nhận vào trường, nếu không đủ khả năng trang trải chi phí cho việc học, nhà trường sẽ hỗ trợ toàn bộ các khoản cần thiết.

Theo Dân trí

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...