Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

9X xinh đẹp nhận học bổng tiến sĩ toàn phần của 6 trường đại học danh giá

Cập nhật: 08:37 ngày 06/04/2018
Đang học năm cuối đại học (ĐH) Colgate, Nguyễn Linh Chi đã nhận được thư đồng ý cấp học bổng toàn phần kèm với trả lương cho chương trình Tiến sĩ Dược từ 6 trường đại học, trung tâm nghiên cứu y khoa danh tiếng.
{keywords}

Bố mẹ thăm Linh Chi ở phòng thí nghiệm của Bộ Sức khoẻ Hoa Kỳ.

6 ngôi trường và viện nghiên cứu nhận em gồm có: ĐH Cornell, ĐH Johns Hopkins, Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, ĐH Colgate, Icah School of Medicine at Mount Sinai và ĐH New York.

Linh Chi dự định sẽ chọn Memorial Sloan Kettering Cancer Center làm ‘bến đỗ’ cho mình và chọn ung thư là con đường nghiên cứu. 

Cô gái sinh năm 1996 mong muốn những nghiên cứu của mình sau này có thể được áp dụng cho việc chuẩn đoán và chữa trị ung thư trong thực tế. 

Hướng nghiên cứu trong những năm tới của em là tìm hiểu mối liên hệ giữa trao đổi chất (hấp thu chất dinh dưỡng, chế độ ăn …) và ung thư. Linh Chi cho biết, những người bị béo phì và bị tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người bình thường. Điều này chứng tỏ dinh dưỡng và ung thư có mối quan hệ mật thiết và nghiên cứu trao đổi chất có thể sẽ là phương pháp chữa nhiều loại ung thư như dạ dày, vú và tụy tối ưu nhất sau này.

Chuẩn bị học tiến sĩ từ năm nhất đại học

Là cựu học sinh chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, ngay từ những năm cấp 2, Linh Chi đã có hứng thú với môn Sinh học, sức khỏe và cơ thể người. Mặc dù gia đình không có ai theo ngành y dược hay nghiên cứu, nhưng Linh Chi khẳng định bố mẹ là người đã truyền cảm hứng cho em theo đuổi sự nghiệp khoa học và chọn lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Tuy vậy, Linh Chi đã không lựa chọn khoa học và Sinh học để theo đuổi khi lên cấp 3 vì các môn khoa học ở trường hơi khô khan, thiếu thực tế nên em không tìm được cảm hứng.

Khi học năm nhất ĐH, em vẫn cân nhắc giữa Sinh học phân tử và Kinh tế làm ngành học của mình. Nhưng sau khi học môn “Introduction to Biology”, Chi đã hoàn toàn tự tin theo đuổi Sinh học phân tử.

Trong năm đầu tiên học ĐH, em đã chuẩn bị hành trang cho việc học lên tiến sĩ. Đầu năm thứ 2 đại học, Chi đã gửi thư cho nhiều giáo sư tại Colgate để xin được làm trong phòng thí nghiệm của các thầy. Em được một giáo sư nhận làm trong phòng thí nghiệm của cô với đề tài di truyền và DNA trong điều khiển đồng hồ sinh học. Đến nay, em đã làm trong phòng thí nghiệm này 3 năm và đang chuẩn bị đăng báo khoa học những kết quả của mình trong 3 năm này.

Chi còn thực tập thêm 7 tháng trong một phòng nghiên cứu về bệnh béo phì và tiểu đường thuộc Bộ Sức khỏe Hoa Kỳ ở năm thứ 4 ĐH. Để giành được suất thực tập ở Bộ Sức khỏe Hoa Kỳ không hề đơn giản. Ngay từ đầu, em chọn Colgate vì đây là trường ĐH duy nhất ở Mỹ có liên hệ với Bộ Sức khỏe Hoa Kỳ. Linh Chi là một trong 15 sinh viên của trường được chọn đến thực tập ở đây.

Ngoài ra, Linh Chi cũng rất chú ý phát triển kỹ năng mềm để chứng tỏ mình không chỉ là một nhà nghiên cứu khô khan và xa rời thực tế.

‘Quan trọng nhất là cân bằng cuộc sống’ 

Linh Chi tự nhận mình là một người có tham vọng trong cuộc sống và sự nghiệp. 

Tuy nhiên, theo em, tham vọng cũng khiến em gặp nhiều căng thẳng. Vì thế, Chi vẫn đang tự cân bằng cuộc sống mỗi ngày.

Để có được những thành công như ngày hôm nay, Linh Chi cũng đã trải qua nhiều thất bại. “Em từng có những lúc rất bi quan về thất bại. Tuy nhiên, khi có nhiều trải nghiệm hơn, em nhận thấy thất bại đều là những cơ hội để mình phát triển và tiến bộ. Đôi khi có những cơ hội mà mình không phù hợp nhưng chưa kịp nhận ra, thì thất bại có khi chính là lúc để mình nhìn nhận lại sở thích, đam mê và khả năng của bản thân để tìm ra những cơ hội khác có ích và phù hợp với mình hơn”.

Linh Chi cho rằng, để thành công trên con đường học thuật, cần phải có đam mê, tham vọng, nhiệt huyết, tính độc lập và tự chủ để tự thúc đẩy bản thân chăm chỉ, phấn đấu và kiên trì. Em cũng đề cao tầm quan trọng của khả năng cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống cá nhân. Đó là “chìa khoá” giúp một người làm khoa học giữ được ngọn lửa đam mê mà không cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng quá mức.

Theo Vietnamnet

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...