Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khơi dậy niềm say mê khoa học

Cập nhật: 07:00 ngày 06/10/2018
(BGĐT)- Những năm gần đây, phong trào phát huy sáng kiến khoa học-kỹ thuật (KHKT) được đông đảo học sinh trong tỉnh Bắc Giang nhiệt tình hưởng ứng. Không ít sản phẩm, mô hình có khả năng ứng dụng, nhân rộng trong thực tiễn.

Sản phẩm hữu ích

Với mong muốn kéo dài thời gian bảo quản quả vải thiều, loại quả có sản lượng lớn nhất tỉnh Bắc Giang, 4 học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) gồm: Dương Hải Vân, Trần Việt Hoàng, lớp 11A3; Lưu Toàn Thắng, lớp 12A2, Nguyễn Thị Thu Trang, lớp 12A6 đã nghiên cứu đề tài “Sản xuất dung dịch tạo màng bảo quản vải thiều bằng nguyên liệu tơ tằm tái chế và Nano bạc”. 

{keywords}

Giáo viên và học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) làm thí nghiệm tạo ra dung dịch bảo quản vải thiều.

Các em sử dụng kén tằm và một số chế phẩm để tạo dung dịch. Qua thí nghiệm, khi dùng dung dịch bảo quản, quả vải giữ tươi 12-14 ngày, thậm chí có thể bảo quản từ khi quả vải còn trên cây, an toàn thực phẩm, chi phí thấp, thân thiện môi trường. Đề tài này đoạt giải Nhì tại Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTN-NĐ) tỉnh năm 2018.

Hiện sản phẩm đang được lưu giữ, bảo quản tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm bài bản hơn. Em Nguyễn Thị Thu Trang, đại diện nhóm tác giả chia sẻ: “Để sản xuất thành công dung dịch này, em và các bạn tốn rất nhiều công sức, thời gian nghiên cứu tài liệu khoa học; tranh thủ sự hỗ trợ, tư vấn của các thầy cô và chuyên gia có uy tín”.

Trên đây chỉ là một trong rất nhiều sáng kiến KHKT được học sinh trên địa bàn tỉnh tìm tòi, nghiên cứu qua Cuộc thi Sáng tạo TTN-NĐ tỉnh và Cuộc thi Sáng tạo KHKT do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức. Chỉ tính ba năm qua đã có hàng trăm mô hình, sản phẩm của các em được trao giải ở cấp tỉnh và quốc gia như: Bộ chỉ thị màu từ rau hoa quả, ứng dụng làm chỉ thị Axit-bazơ và nhận biết hàn the trong thực phẩm của học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang). 

Qua việc sử dụng bộ chỉ thị, người tiêu dùng có cơ hội kiểm tra chất lượng thực phẩm chứa nhiều hay ít lượng hàn the, từ đó bảo vệ sức khỏe của mình. Máy bắn bóng hỗ trợ tập luyện bóng bàn của học sinh Trường THCS Nguyên Hồng (Tân Yên) giúp người chơi tự tập, không cần sự hỗ trợ khác. Hay như mô hình VAC thông minh của học sinh Trường THCS Xương Lâm (Lạng Giang) có thể điều khiển từ xa để chăm sóc vườn rau, bơm nước ao cá... giúp tăng năng suất, giá trị sản phẩm, giảm sức lao động cho nông dân.

Lan tỏa sâu rộng

Bà Đào Thị Minh Hải, Phó trưởng Phòng Giáo dục Trung học-Giáo dục Dân tộc (Sở GD&ĐT) cho biết: Từ năm 2016 đến nay, tại Cuộc thi Sáng tạo KHKT đã có 14 dự án đoạt giải cấp quốc gia. Số lượng dự án dự thi cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Nhằm tạo sức lan tỏa, phát huy khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong học sinh, Sở GD&ĐT thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tổ chức hội thảo, tập huấn thông qua trang mạng trường học về nội dung Cuộc thi; phương pháp, tìm ý tưởng nghiên cứu khoa học. Cùng đó, đưa nội dung hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học vào sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu...

Riêng năm 2017, tại Cuộc thi Sáng tạo TTN - NĐ tỉnh có 400 hồ sơ của tác giả, nhóm tác giả dự thi, tăng 70% so với năm 2016, năm nay tăng gần 10% so với năm qua. Cả 10 huyện, TP thành lập Ban tổ chức cuộc thi cấp huyện. Đáng chú ý là lĩnh vực nghiên cứu khá đa dạng, nhiều mô hình, sản phẩm có tính mới, khả năng ứng dụng và nhân rộng cao, thể hiện sức sáng tạo vươn lên làm chủ KHKT của học sinh. 

Ban Tổ chức Cuộc thi đã giới thiệu một số sản phẩm, mô hình có khả năng ứng dụng thực tế tham gia “Cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp của tỉnh năm 2018”; giới thiệu 5 mô hình, sản phẩm với Sở Khoa học và Công nghệ để tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ nhằm tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện...

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh cho biết, Cuộc thi Sáng tạo TTN-NĐ tỉnh năm 2018 có 426 mô hình, sản phẩm dự thi, Ban Tổ chức chấm, lựa chọn 30 mô hình, sản phẩm để trao giải. Nét mới của Cuộc thi năm nay là những sản phẩm, dự án thuộc các nhóm, lĩnh vực như: Phần mềm tin học; dụng cụ sinh hoạt gia đình, đồ dùng giải trí, đồ chơi trẻ em; giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường tăng rất cao so với năm trước.

Nhiều tác giả, nhóm tác giả trẻ đã lấy tình yêu gia đình, cha mẹ, cuộc sống, lao động, học tập làm nguồn cảm hứng sáng tạo và gửi gắm tình yêu quê hương, đất nước vào trong các sản phẩm phục vụ chính công việc học tập và cuộc sống hàng ngày. Một số mô hình, sản phẩm dự thi có ý nghĩa thực tiễn và nhiều khả năng ứng dụng, tiêu biểu như: Sản xuất khoanh giấy kháng sinh trong thử nghiệm kháng sinh đồ; thiết bị hỗ trợ xe đẩy rác bằng tay; máy hỗ trợ tập luyện môn bóng chuyền; nôi thông minh; gậy đa năng cho người khiếm thị; xây dựng hoạt động trải nghiệm tự in mộc bản nhằm phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang; hệ thống loa thông minh...

11 sản phẩm giành giải Nhất Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp trung học năm học 2017-2018
(BGĐT) - Trong ba ngày (từ 19 đến 21-12), tại Trường THPT Yên Dũng số 1, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang tổ chức Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018. 
 
43 dự án thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật cấp thành phố năm học 2017-2018
(BGĐT) - Ngày 23-11, tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Bắc Giang tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018, thu hút 82 học sinh đến từ 17 trường THCS trên địa bàn tham gia. 
 
Bắc Giang: 6/6 dự án đoạt giải quốc gia thi sáng tạo khoa học kỹ thuật
(BGĐT)-Từ ngày 6 đến 9-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2016- 2017 khu vực phía Bắc.
 

Công Doanh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...