Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tỷ phú ở vùng đất khó

Cập nhật: 07:00 ngày 16/12/2018
(BGĐT)- Thấm cảnh làm thuê xa nhà, vất vả sớm hôm nhưng số tiền tích lũy không được là bao, chị Như Thị Mến (SN 1984), thôn Mải Hạ, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) cùng chồng là Nguyễn Xuân Thịnh (SN 1982) quyết định làm kinh tế ngay tại quê nhà. Nhờ chịu khó học hỏi, mạnh dạn đầu tư, gia đình đã thành công với mô hình kinh tế tổng hợp, thu lãi gần một tỷ đồng/năm. 

Đến thăm gia đình chị Mến đúng dịp thu hoạch nấm, chị cùng 3 nhân công tay thoăn thoắt xếp nấm vào túi để kịp giao cho khách. Anh Thịnh đang tất bật chuẩn bị cho việc mở rộng khu trồng nấm. Dừng tay rót nước mời khách, anh kể: "Ngày trước vợ chồng tôi làm mấy sào ruộng, sau mùa vụ tôi ra Hà Nội làm thuê. "Thấm" cảnh xa nhà mà lương thì "ba cọc, ba đồng" không đủ tiêu nói gì đến tích lũy, sau khi tìm hiểu từ các mô hình kinh tế trong huyện, nhận thấy nấm dễ trồng, tiêu thụ thuận lợi, thu nhập cao nên năm 2014, vợ chồng tôi quyết định chuyển đổi một phần đất đồi cằn cỗi sang làm trại trồng nấm". Để có thêm kinh nghiệm, anh Thịnh xin làm thuê cho những chủ trang trại nấm khác.

{keywords}

Vợ chồng chị Mến, anh Thịnh thu hoạch nấm.

Do chăm sóc đúng quy trình, ngay vụ đầu, gia đình chị thu lãi vài chục triệu đồng. Đến nay, diện tích nhà trồng nấm tăng từ 200m2 lên gần 500m2. Anh chị bố trí khoa học theo từng hàng riêng biệt để dễ đi lại và thuận lợi chăm sóc, thu hoạch nấm. Trong trại lắp đặt hệ thống tưới phun sương để duy trì thường xuyên độ ẩm bảo đảm nấm sinh trưởng tốt ngay cả khi thời tiết nắng nóng. Tại thời điểm này, trại nấm của gia đình có gần 9 nghìn bịch nấm sò.

Theo kinh nghiệm của vợ chồng anh Thịnh, thời điểm trồng nấm tốt nhất là từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Nguyên liệu chủ yếu là rơm rạ, bông phế thải, mùn cưa, bã mía. Để có những bịch nấm đạt tiêu chuẩn, người trồng phải thực hiện nghiêm ngặt các công đoạn từ bật tơi bông trước khi ủ, đóng bịch, cấy, ươm giống, nhất là nguồn nước tưới phải hợp vệ sinh. Tính từ khi đóng bịch, trung bình khoảng 25 ngày là được thu hoạch. Do sản phẩm bảo đảm chất lượng, nấm thu hái đến đâu được các thương lái từ Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên đến tận nơi thu mua. Mỗi năm, gia đình chị xuất bán khoảng 40 tấn nấm, giá bình quân 20 nghìn đồng/kg, doanh thu 800 triệu đồng, lãi khoảng 400 triệu đồng. Hiện anh chị đang tiếp tục mở rộng thêm 500 m2 để làm lán trại trồng nấm.

{keywords}

Mô hình kinh tế của gia đình chị Mến là minh chứng cho thấy không phải đi làm xa mà ngay tại quê hương vẫn có thể làm giàu chính đáng. Nhờ thay đổi cách nghĩ, cách làm đến nay anh chị đã làm chủ cuộc sống, tạo việc làm cho nhiều phụ nữ ở địa phương”.



Chị Nguyễn Thị Thương, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Thanh.

Sau công việc ở trại nấm, hằng ngày chị Mến lại tất bật với 4 sào rau, 5 sào lúa. Nhận thấy, nông dân quê mình vất vả, làm ra sản phẩm đã khổ mà để tiêu thụ lắm gian nan. Không như nấm, được thương lái tìm đến thu mua, những quả đỗ, cà chua, bí đỏ, bí xanh… nhiều gia đình phải bán lẻ với giá rẻ, chật vật mà nhiều khi quá lứa không bán được. Đầu năm 2016 anh chị bàn bạc rồi kết nối với các tư thương mở điểm thu mua nông sản tại nhà vận chuyển đến các chợ đầu mối lân cận. Mùa nào thức ấy, trung bình mỗi ngày tiêu thụ khoảng một tấn rau, củ, quả (cà chua, bắp cải, cà rốt, khoai tây, đỗ, các loại rau...) cho các hộ dân. Buổi chiều, hàng hóa sẽ tập kết tại nhà, sáng hôm sau các thương lái sẽ về nhập và chuyển đi Hà Nội, Thái Nguyên giao cho các đầu mối. Trừ chi phí gia đình chị thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. 
Với gần một mẫu vườn đồi còn lại của gia đình, vợ chồng chị Mến đầu tư trồng chuối lùn. Bởi so với các loại cây khác, giống cây này có chi phí đầu tư ban đầu và độ rủi ro thấp. “Chuối lùn thơm ngon nên được nhiều người ưa chuộng. Quy trình chăm sóc khá đơn giản. Khi mới lên cây con, tôi tỉa bỏ gốc phụ để cây chỉ có một nhánh, sau đó bón phân chuồng; trong quá trình cây phát triển, cho quả có thể bón NPK”, anh Thịnh chia sẻ. Năm nay, vườn chuối của gia đình ước cho thu khoảng 300 buồng. Ngoài ra anh còn trồng xen mấy trăm gốc dứa, nuôi lợn, gà và bò sinh sản.

Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Mến đã khẳng định hiệu quả. Từ người làm thuê, nay anh chị đã làm chủ trên mảnh đất quê hương, thu lãi gần một tỷ đồng mỗi năm, có điều kiện xây nhà khang trang, chăm sóc, dạy bảo các con học hành tiến bộ.

Phát triển nghề trồng nấm: Lựa chọn giống mới, giá trị cao
(BGĐT)- Mạnh dạn đầu tư hạ tầng sản xuất, tuân thủ quy trình kỹ thuật tiên tiến, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tạo ra loại nấm cao cấp hoặc trồng được quanh năm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Những mô hình này đang được ngành nông nghiệp quan tâm, định hướng nhân rộng trong thời gian tới.
 
Doanh thu hơn 11 tỷ đồng từ sản xuất nấm
(BGĐT) - Thực hiện tốt quy trình kỹ thuật trong sản xuất, tổng sản lượng các loại nấm của huyện Lạng Giang (Bắc Giang) từ đầu năm đến nay đạt gần 24 nghìn tấn. Doanh thu ước đạt hơn 11 tỷ đồng.
 
Thoát nghèo từ trồng nấm
(BGĐT) - Nhằm tận dụng tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng, cơ quan chuyên môn của huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã liên kết với Viện Di truyền nông nghiệp triển khai mô hình trồng nấm lim xanh. Nhờ cây nấm, nhiều hộ dân đã thoát nghèo.
 
Hiệp Hòa: Hỗ trợ mô hình trồng nấm công nghệ cao
(BGĐT) - Theo ông Phạm Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), ngoài ngân sách tỉnh, địa phương vừa trích kinh phí hỗ trợ hai mô hình trồng nấm công nghệ cao (CNC) trên địa bàn huyện. 
 

Mai Toan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...