Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vượt qua định kiến, tăng nguồn hiến tạng

Cập nhật: 07:00 ngày 24/02/2019
(BGĐT) - Trước đây, việc hiến mô, tạng ít được bạn trẻ quan tâm. Kể từ cuối tháng 2-2018, câu chuyện cảm động về bé Nguyễn Hải An, 7 tuổi ở Hà Nội hiến giác mạc sau khi qua đời đã góp phần làm thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề hiến mô, tạng, nhất là đối với các bạn trẻ. 

Gần đây, Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia tiếp nhận đơn đăng ký tình nguyện hiến mô, tạng sau khi qua đời của một số bạn trẻ Bắc Giang. Chị Phạm Thị Liên (SN 1985), giáo viên Trường Mầm non Nghĩa Phương 1 (Lục Nam) là một ví dụ. 

{keywords}

Cô giáo Phạm Thị Liên, Trường Mầm non Nghĩa Phương 1 tình nguyện hiến tạng cứu người.

Bản thân chị đã 17 lần tham gia hiến máu; đồng thời thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn nên càng thấu hiểu hơn ý nghĩa, sự cấp thiết của việc hiến tạng cứu người. 

Chị Liên chia sẻ: “Nhiều người nói, chết là hết, nhưng thực ra, nếu ai đó chết đi mà để lại được mô, tạng ghép cho người khác, thì họ không những sống trong cơ thể người được cứu giúp, mà còn “sống” trong cộng đồng bằng sự lan tỏa nghĩa cử nhân văn cao đẹp”. Tâm niệm như vậy nên chị đã đăng ký hiến giác mạc và toàn bộ tạng sau khi qua đời.

Hiểu lẽ “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” do cảnh mù lòa nên chị Vũ Minh Phượng, xã Nhã Nam (Tân Yên) nguyện sẽ tặng đôi mắt của mình cho Bệnh viện Mắt T.Ư sau khi qua đời. Chị mong rằng việc làm của mình sẽ giúp nhiều người kém may mắn được nhìn thấy ánh sáng, cuộc sống tươi đẹp ra sao. 

Cũng với suy nghĩ muốn làm một điều tốt đẹp cho xã hội, bạn N.T.Q ở xã Quý Sơn (Lục Ngạn) đã tìm hiểu và đăng ký hiến tạng. Mặc dù việc làm của Q mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, xứng đáng được mọi người trân trọng, nhưng em lại mong muốn được giấu thông tin bản thân.

Thực tế đã chứng minh, một người hiến tạng có thể cứu sống khoảng 8, thậm chí 10 người khác. Thống kê mới nhất của Bộ Y tế, những năm qua, nhờ mô tạng hiến tặng đã có gần 4 nghìn người được ghép tạng, trong đó có 105 người được ghép gan, gần 20 người được ghép tim, ba người được ghép phổi, hàng nghìn người được ghép thận, giác mạc...

Hiện toàn tỉnh có 30 người đăng ký hiến mô tạng, trong đó chủ yếu hiến giác mạc. Nhiều bạn trẻ tích cực đăng ký hiến tạng như: Bùi Thị Thủy, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn); Ngô Thị Ngọc, phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang)... 

Theo bà Ma Thị Thìn Nga, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, hiện số lượng người tự nguyện hiến mô, tạng sau khi từ trần trên địa bàn tỉnh đã tăng hơn trước. Nó không chỉ giới hạn ở người cao tuổi mà nhiều bạn trẻ đã chủ động đăng ký. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn chưa nhận thức rõ ý nghĩa của hành động này nên còn đắn đo trong việc hiến tạng.

Địa chỉ tư vấn và đăng ký hiến mô, tạng: Ngân hàng Mắt - Bệnh viện Mắt T.Ư (85 Bà Triệu, Hà Nội), Tel: 04.39454799, email: info@vnio-eyebank.org.vn, Tổng đài: 04-1080, Tư vấn miễn phí: 1800545494. Hội Chữ Thập đỏ tỉnh các cấp: Tel 04.38229971. Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người: Tel: 04.38285566 hoặc 38288866.

Đặc biệt là rào cản từ phía người thân bởi quan niệm “chết phải toàn thây” nên khó khăn trong công tác tiếp nhận. Chưa kể khi làm đơn đăng ký cần phải có xác nhận của gia đình gồm đầy đủ chữ ký của bố mẹ (nếu là người chưa có gia đình); vợ hoặc chồng và tất cả các con đẻ (nếu đã có gia đình).

Mới đây, ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia chia sẻ, theo Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, người hiến mô tạng lúc sống sẽ được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí sau khi hiến, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được ưu tiên ghép mô, tạng khi có chỉ định ghép tạng... 

Tuy nhiên vướng mắc lớn nhất hiện nay đó là người hiến sẽ phải tự chi trả chi phí có thể lên đến 15- 20 triệu đồng cho các xét nghiệm nhóm máu, chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp…

Để việc hiến mô, tạng lan tỏa trong cộng đồng, nhiều ý kiến cho rằng mỗi người cần xóa bỏ định kiến lạc hậu; Nhà nước sửa đổi những quy định trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người tự nguyện hiến. Còn theo bà Ma Thị Thìn Nga, cần phải tuyên truyền dài hơi và bền bỉ. Đặc biệt thông qua những người nổi tiếng, lãnh đạo các tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

Đỗ Quyên

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Hiến tạng cứu người là hành động cao nhất của tấm lòng từ thiện
Ngày 2-1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm, làm việc với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội); truy tặng Kỷ niệm chương cho anh Dương Hồng Quý (người hiến 7 mô, tạng) cứu 6 người giữa tháng 12-2018; tặng Bằng khen cho Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện kỹ thuật ghép phổi lần đầu tiên do ê kíp thầy thuốc Việt Nam thực hiện và trao quà cho các gia đình người nhận tạng.
 
Sau ca hiến giác mạc của Hải An, tăng mạnh số người đăng ký hiến tạng
Sau trường hợp hiến giác mạc của bé Hải An gây xúc động mạnh với dư luận, rất nhiều người đã đến Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia để đăng ký hiến tạng.
 
Tri ân Thiếu tá Lê Hải Ninh - người hiến tạng cứu 6 người bệnh
Chiều 28-3, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Lễ tôn vinh Thiếu tá Lê Hải Ninh (45 tuổi, quê ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), cán bộ thuộc Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202, Quân đoàn 1 - người đã hiến tạng cứu 6 người.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...