Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cầu nối lan tỏa yêu thương

Cập nhật: 07:00 ngày 19/10/2019
(BGĐT) - Không đành lòng thấy học sinh ở nông thôn ham học hỏi mà lại thiếu sách báo, tài liệu, nhiều thầy giáo, cô giáo ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã đi xin sách với mong muốn giúp các em có thêm cơ hội mở rộng kiến thức.

Không để học sinh nghèo tri thức

Công tác ở Trường THCS Mai Trung (Hiệp Hòa) gần 20 năm, thầy giáo Nguyễn Tiến Thi luôn trăn trở khi thấy việc học của các học sinh nơi đây chịu nhiều thiệt thòi vì thiếu sách báo. Đầu năm 2018, nhân chuyến gặp lại bạn cũ, thầy Thi bày tỏ mong muốn tìm nguồn tài trợ sách để học sinh có thêm cơ hội học tập, vận dụng kiến thức từ sách vở vào cuộc sống. Ý tưởng của thầy Thi được các thầy giáo, cô giáo khác trong trường hết lòng ủng hộ.

{keywords}

Thư viện ở Trường THCS Mai Trung mở cửa các ngày trong tuần phục vụ nhu cầu đọc sách của học sinh.

Hai năm qua, Trường THCS Mai Trung đã kết nối được với một số nhóm thiện nguyện ở Hà Nội đưa về cho thư viện nhà trường gần 3 nghìn cuốn sách. Ngày đón nhận phần quà này, thầy Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Để thư viện sách phát huy hiệu quả, trường trích kinh phí đóng tủ, giá đựng sách mới; đồng thời giao cho học sinh trong Câu lạc bộ Sách của trường quản lý, phân loại theo từng nhóm để mọi người dễ dàng tìm kiếm”.

Cuối năm 2019, Trường THCS Hoàng Thanh phấn đấu công nhận lại trường chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất được chính quyền quan tâm đầu tư khang trang nhưng lượng sách trong thư viện ít ỏi, đa số đều cũ vì không được bổ sung thường xuyên. Các thầy, cô trong Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp liên hệ với các cơ quan, đơn vị đặt vấn đề xin sách. 

Thoạt đầu có người nghĩ giáo viên đến xin tiền nhưng khi được giải thích là chỉ nhận sách cho học trò nên nhiều người sẵn sàng ủng hộ. Đến nay thư viện nhà trường có số lượng sách gần một nghìn cuốn. "Nếu ai cũng ngại ngần không dám lên tiếng thì biết đến khi nào các em học sinh nơi đây mới được cầm trên tay cuốn sách hay" -Thầy giáo Nguyễn Thế Trung, Hiệu trưởng vui vẻ cho biết.

“Góp một cuốn sách, thắp vạn ước mơ”

Trường THCS Mai Trung là địa chỉ đầu tiên của tỉnh Bắc Giang được Báo điện tử Trí Thức Trẻ, Soha.vn chọn để tặng sách. Đây cũng là hoạt động xã hội ý nghĩa nằm trong chương trình “Góp một cuốn sách, thắp vạn ước mơ” được đơn vị thực hiện từ năm 2014. Tại Bắc Giang đến nay, có thêm 5 thư viện trường THCS được bổ sung sách báo, tài liệu. Ngoài ra, thông qua phòng giáo dục và đào tạo, huyện đoàn Hiệp Hòa kết nối, nhiều tổ chức, cá nhân khác cũng tặng hàng nghìn cuốn sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo ở những ngôi trường khó khăn trong huyện.

{keywords}

Khi đi xin sách, chúng tôi gặp khó khăn bởi một số người cho rằng bây giờ học sinh ít đọc sách giấy mà thích xem điện thoại, lướt facebook, chơi game. Thế nhưng, chúng tôi tin tưởng những bài học ý nghĩa từ sách sẽ lay động tâm hồn, từ đó bổ sung kiến thức, vốn sống cho mọi người”.

Thầy giáo Nguyễn Tiến Thi, Trường THCS Mai Trung (Hiệp Hòa)

Tìm hiểu được biết, tại những trường được tặng sách, ban giám hiệu đã quan tâm cải tạo thư viện, mua sắm, bổ sung kệ, giá sách, bàn ghế, quạt mát. Cùng đó, các thầy cô tổng phụ trách hướng dẫn học sinh tổ chức hoạt động ngoại khóa chia sẻ thông điệp ý nghĩa từ mỗi cuốn sách sau khi đọc. 

Học sinh Nguyễn Thùy Trang, lớp 9 A1, Trường THCS Mai Trung cho biết: "Em vừa đọc xong tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài. Từ câu chuyện của thế giới loài vật, em thấy mình cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè nhiều hơn; sống có ước mơ, hoài bão".

Có dịp tham gia các chương trình tặng sách tại Hiệp Hòa, ông Ngọ Văn Giáp, Phó trưởng Phòng Chính trị - Tư tưởng (Sở GD&ĐT) đánh giá cao tính chủ động của các thầy giáo, cô giáo. Theo ông, để đưa thông tin, kiến thức từ sách vở đến thực tiễn cuộc sống, mỗi trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia tích cực của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ các em. Trong đó, thầy cô có vai trò hướng dẫn còn học sinh trực tiếp tham gia sắp xếp, quản lý, điều hành thư viện. 

"Khi những câu chuyện từ sách vở được vận dụng vào bài học trên lớp và liên hệ mật thiết với đời sống sẽ giúp các em hiểu hơn cái hay, cái đẹp, biết cách phòng ngừa thói hư, tật xấu và tránh xa tệ nạn xã hội", ông Ngọ Văn Giáp nhấn mạnh.

Xây dựng 75 “Thư viện thân thiện” ở trường tiểu học
(BGĐT) - Theo tổng hợp của Phòng Giáo dục mầm non (Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang), tính đến hết tháng 2-2018, các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng đã triển khai mô hình “Thư viện thân thiện” tại 75 trường có học sinh tiểu học (đạt 100%). 
Thú vị với mô hình “Thư viện xanh” ở sân trường
Khác với thư viện truyền thống, một “Thư viện mở” nơi sân trường rợp bóng cây xanh làm cho các em học sinh thích thú và ham đọc sách, báo hơn…
Hỗ trợ hơn 400 triệu đồng mua tặng sách giáo khoa
(BGĐT)- Nhân dịp năm học mới 2018- 2019, Uỷ ban MTTQ huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã trích kinh phí hơn 400 triệu đồng từ Quỹ vì người nghèo của huyện mua tặng sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho học sinh.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách tại phố sách Hà Nội
Vào hồi 8 giờ ngày 14-1-2018, tại phố sách Hà Nội, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có buổi giao lưu và ký tặng sách độc giả Thủ đô nhân dịp ra mắt tập truyện dài “Cây chuối non đi giày xanh” (NXB Trẻ).

Hải Vân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...